Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam : RSF lên án ba vụ bắt giữ « để phòng ngừa »

tran thi nga

Bà Trần Thị Nga.
@anhbasam

Tổ chức bảo vệ nhà báo Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), trụ sở tại Pháp ngày 25/01/2017 đã lên tiếng tố cáo các vụ bắt giữ « để phòng ngừa » mà chính quyền Việt Nam vừa tiến hành, nhắm vào ba blogger và nhà báo trong những ngày trước Tết.

Phóng Viên Không Biên Giới đã kêu gọi trả tự do tức khắc cho những người bị bắt, và hủy bỏ mọi cáo trạng nhắm vào họ.

Trong một bản thông cáo báo chí, Phóng Viên Không Biên Giới cho biết vụ bắt giữ gần đây nhất là nữ blogger nổi tiếng Trần Thị Nga, bị bắt tại nhà riêng ở tỉnh Hà Nam ngày 21 tháng Giêng.

 Bà Nga bị cáo buộc là đã đăng bài có nội dung « chống nhà nước » lên mạng, và bị truy tố theo điều 88 của Luật Hình Sự, quy định từ 3 đến 20 năm tù về tội « tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. »

Nạn nhân thứ hai, theo RSF, là ông Nguyễn Văn Oai, một « nhà báo công dân » từng bị tù trong quá khứ.
Ông bị bắt ngày 19 tháng Giêng tại tỉnh Nghệ An với tội danh chống lại cảnh sát và rời khỏi nhà trong thời gian bị quản chế.
 Ông Oai bị bắt năm 2011, và bị kết án 4 năm tù giam kèm theo 3 năm quản chế theo điều 79 luật hình sự, phạt tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân »

Người thứ ba là nhà báo công dân Nguyễn Văn Hòa, đã bị biệt giam trong hơn một tuần sau khi bị bắt ngày 11 tháng Giêng.
Chỉ cách nay ba hôm, gia đình ông Hòa mới biết tin ông bị giam giữ và bị buộc tội theo Điều 258, trừng phạt việc « lạm dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước ».
Ông Hòa gần đây đã đưa tin về các cuộc biểu tình chống nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh, đã gây ô nhiễm nghiêm trọng vào tháng Tư năm 2016.

Phóng Viên Không Biên Giới cho rằng những người bị bắt chỉ « bảo vệ lợi ích chung », nhưng lại bị chính quyền Việt Nam « chụp mũ » là « tuyên truyền chống nhà nước ».
 RSF yêu cầu cộng đồng quốc tế gây sức ép trên Việt Nam để trả tự do cho các blogger và nhà báo công dân nói trên.


Switch mode views: