Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc sẽ cấm kinh doanh ngà voi

ivory 3


Hơn 500 bộ ngà voi từ Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ tại Hồng Kông, năm 2012.
REUTERS/Bobby Yip

Trung Quốc sẽ cấm mọi hình thức kinh doanh và chế biến ngà voi tại nước này từ nay đến cuối năm 2017.

 Quyết định ngày 30/12/2016 của Bắc Kinh được các nhà bảo vệ voi châu Phi đánh giá là có thể « làm thay đổi tình hình ».

Thông cáo của chính phủ Trung Quốc, được AFP trích dẫn, nêu rõ :
 « Để bảo vệ tốt hơn các loài voi và để đấu tranh chống nạn buôn lậu, Trung Quốc sẽ từng bước ngừng mọi hoạt động kinh doanh và chế biến ngà voi vì mục đích thương mại và đồ vật trang trí ».

Theo Tân Hoa Xã, lệnh cấm hoàn toàn trên sẽ liên quan đến « 34 doanh nghiệp chế biến ngà voi và 143 trung tâm thương mại, trong đó hàng chục cơ sở sẽ bị đóng cửa từ nay đến tháng 03/2017 ».
Những cơ sở khác sẽ lần lượt được chia thành nhiều đợt khác nhau.

Vẫn theo thông cáo trên, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục cho phép bán đầu giá đồ cổ từ ngà voi có « nguồn gốc chính đáng » và quá trình đấu giá sẽ được « giám sát chặt chẽ ».

Thông báo trên của chính phủ là bước tiếp theo của quyết định được Trung Quốc đưa ra hồi tháng 03/2016 nhằm cấm mọi hình thức nhập khẩu ngà voi và các sản phẩm chế biến từ ngà voi được sở hữu sau năm 1975.

Ngà voi là sản phẩm rất được ưa chuộng tại Trung Quốc với giá bán có thể lên đến 1.050 euro/kg vì được cho là thể hiện vị trí xã hội và là một thần dược.
Nhu cầu ngày càng tăng tại quốc gia châu Á này khiến hàng chục nghìn con voi châu Phi bị giết hại mỗi năm.

Theo nhiều tổ chức bảo vệ thiên nhiên, hơn 20.000 con voi đã bị giết chết để lấy ngà vào năm 2015.
Hiện chỉ còn khoảng 415.000 con voi vẫn sống sót, theo thẩm định của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund).

Tháng 06/2016, Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ ngà voi bất hợp pháp lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc, cũng thông báo cấm gần như hoàn toàn hoạt động kinh doanh ngà voi có xuất xứ từ châu Phi.

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như đồ vật trang trí cổ làm từ ngà voi.


Switch mode views: