Fidel Castro, biểu tượng lớn cuối cùng của Cộng sản quốc tế
- Thứ Bảy, 26 tháng Mười Một năm 2016 23:53
- Tác Giả: Anh Vũ
Ảnh tư liệu : Raul Castro (T) và người anh Fidel Castro (P) trong vùng đồi núi Sierra Maestra, Cuba, cuối những năm 50.
HO / CUBADEBATE / AFP
Huyền thoại của những người Cộng sản Cuba và Mỹ La tinh đã đi vào cõi vĩnh hằng.
Sống 90 năm trên cõi đời trong đó 47 năm độc chiếm quyền lực lãnh đạo đất nước, đương đầu với 11 đời tổng thống của Mỹ, luôn sẵn sàng hy sinh tất cả đưa Cuba trên tuyến đầu thách thức người láng giềng hùng mạnh và cả thế giới phương Tây tư bản chủ nghĩa, Fidel Castro thực sự là một gương mặt lớn cuối cùng của chủ nghĩa Cộng sản quốc tế.
Ngay từ ngững ngày đầu tiến hành thành công cuộc Cách mạng Cuba năm 1959, Fidel Castro đã trở thành biểu tượng cho hy vọng của Thế giới thứ ba và các phong trào giải phóng dân tộc ở khắp nơi trên thế giới.
Thế nhưng, hình ảnh một chỉ huy trong bộ đồ lính chiến màu xanh ô liu cũng nhanh chóng chuyển thành một nhà lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán, từ chối mọi chia sẻ quyền lực, thẳng tay trấn áp đối kháng.
Là con trai của một chủ đồn điền gốc Tây Ban Nha, Fidel Castro Ruz sinh ngày 13/08/1926 tại Biran thuộc tỉnh Oriente (phía đông).
Được gia đình cho theo học ở trường dòng Tên, Fidel Castro kết thúc sự nghiệp đèn sách của mình bằng tấm bằng cử nhân luật tại Đại học La Habana.
Ngay khi xảy ra cuộc đảo chính của tướng Fulgencio Batista năm 1952, Fidel cùng với người em Raul quyết định nhảy vào vòng binh lửa để giành quyền lực, tổ chức đấu tranh vũ trang.
Ngày 26/07/1953, Fidel chỉ huy một đội quân tấn công trại lính Moncada ở Santiago de Cuba, nhưng không thành.
Ông bị bắt và bị kết án 15 năm tù, nhưng chỉ 2 năm sau được ân xá.
Được tự do, Fidel sang Mehico lưu vong, lập căn cứ chuẩn bị lực lượng.
Tháng 12 năm 1956, Fidel Castro lãnh đạo một đội quân gồm 81 người, trong đó có nhân vật nổi tiếng người Achentina Ernesto Che Guevara, đổ bộ vào bờ biển phía nam Cuba.
Lại một lần nữa thất bại, lãnh đạo Cách mạng Cuba cùng với một nhóm quân còn lại rút vào vùng đồi núi Sierra Maestra lập căn cứ kháng chiến.
Đội quân du kích của Fidel đã kiểm soát được một phần tỉnh Oriente để rồi đến tháng 8 năm 1958 phát động cuộc tổng tấn công nổi dậy mà cuối cùng đã dẫn đến lật đổ chế độc Batista ngày 1 tháng Giêng năm 1959.
Chỉ sau đó 7 ngày, cùng với người em Raul, Che Guevara và nhân vật khá nổi danh Camilo Cienfuegos, Fidel Castro về thủ đô La Habana giành chính quyền.
Tháng 2/1959, Fidel nắm chức vụ thủ tướng. Đến năm 1961 Fidel đã tuyên bố Cách mạng Cuba đi theo con đường Chủ nghĩa Xã hội.
Năm 1965, ông thành thành lập ra đảng Cộng sản Cuba mới, nắm chức vụ chủ tịch nước và bí thư thứ nhất đảng.
Thập niên 1960 đánh dấu Cuba trở thành tiền đồn của chủ nghĩa Cộng sản chống chủ nghĩa tư bản đế quốc ở phía tây bán cầu. Fidel Castro cho Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba cách bờ đông nước Mỹ có 200 km.
Đó cũng là lý do để Mỹ áp đặt lệnh cấm vận bao vây phong tỏa mọi mặt hòn đảo tự do này cho đến tận giờ.
Cuba của Fidel Castro ở những thập niên tiếp sau đó sẵn sàng đưa quân sang châu Phi, tới Mỹ La tinh hay châu Á, để hỗ trợ cho bất kỳ cuộc chiến nào của những người cộng sản chống lại chủ nghĩa tư bản, đế quốc.
Năm 1991, Liên Xô cùng cả khối Cộng sản Đông Âu tan rã, chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở bên kia bán cầu, Fidel vẫn kiên định con đường chủ nghĩa xã hội.
Mọi nguồn tài trợ của các nước cộng sản anh em bị cắt đứt nhưng Fidel Castro từ chối mọi sự thay đổi, tiếp tục lãnh đạo đất nước cầm cự trong đói nghèo để đương đầu với « đế quốc Mỹ », với chủ nghĩa tư bản.
Ngày 31/07/2006, tức là khi đã bước vào tuổi 80, sau một ca đại phẫu, sức khỏe suy yếu, Fidel Castro mới tạm thời nhường lại quyền hành cho người em Raul Castro, khi đó đương chức bộ trưởng Quốc phòng.
Phải đợi đến 4 năm sau, quyền hành của Raul được người anh trao lại mới được chính thức hóa và cũng phải đợi đến tháng 4/ 2011, Fidel Castro mới chính thức rời bỏ chức vụ bí thư thứ nhất đảng Cộng sản Cuba.
Cho đến tận những ngày cuối cuộc đời, được chứng kiến tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Fidel Castro vẫn tỏ ra dửng dưng trước sự kiện lịch sử, vẫn hoài nghi về thiện chí của tổng thống Barack Obama và có lẽ trong đó có cả nỗi lo cuộc Cách mạng Cuba của ông sẽ bị người Mỹ phá hỏng.
Related news items:
Tin mới
- Ấn Độ : Khủng hoảng giấy bạc, người dân xuống đường - 28/11/2016 17:11
- Airbus sẽ thông báo kế hoạch cắt giảm nhân sự - 27/11/2016 19:23
- Donald Trump sẽ giúp Cuba thay đổi? - 27/11/2016 19:18
- Ukraina : Nạn đói 1932-1933 là kế hoạch « diệt chủng » của Matxcơva - 27/11/2016 19:11
- Quân đội Philippines tấn công nhóm Hồi giáo cực đoan - 27/11/2016 19:02
- Cuba ban hành quốc tang cố chủ tịch Fidel Castro - 27/11/2016 18:23
- Mexico: Bạo động, thêm các vụ chặt đầu, hạ sát tập thể - 27/11/2016 05:24
- Ông Trump: “Fidel Castro là một nhà độc tài tàn ác” - 27/11/2016 01:09
- Hoa Kỳ: Sẽ kiểm lại phiếu bầu tổng thống ở 3 bang ? - 27/11/2016 00:32
- Fidel Castro qua đời: Phản ứng quốc tế - 27/11/2016 00:01
Các tin khác
- Hàn Quốc : Bỏ phiếu truất phế tổng thống vào thượng tuần tháng 12? - 26/11/2016 23:01
- Đức Giáo hoàng Phanxicô nhắn nhủ các linh mục: Xin giảng ngắn bớt - 26/11/2016 03:07
- Thổ Nhĩ Kỳ : Erdogan dọa để tị nạn tràn sang châu Âu - 26/11/2016 01:00
- Pháp: Khủng bố mưu toan tấn công ngày 01/12 - 26/11/2016 00:45
- Bầu sơ bộ phe hữu Pháp : "Cứng rắn" lấn át "ôn hòa" - 26/11/2016 00:24
- Pháp: Tranh luận giữa hai ứng cử viên cánh hữu - 26/11/2016 00:14
- Chính sách cấm lưu hành giấy bạc thất bại, Ấn Độ đổi chính sách - 26/11/2016 00:07
- Trung Quốc: Hoa Kỳ gia tăng áp lực quân sự tại Biển Đông - 25/11/2016 23:57
- Hà Nội và tiếng leng keng tầu điện xưa - 25/11/2016 23:49
- Thủ tướng Nhật bất bình Nga đặt tên lửa tại Kuril - 25/11/2016 19:41