Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Châu Âu "mài gươm" chống thép tránh thuế của Trung Quốc

eu-china-trade

 

Công nhân ngành luyện kim châu Âu biểu tình tại Bruxelles ngày 09/11/2016 đòi EU phải có biện pháp bảo hộ ngành thép trước đe dọa tcura thép nhập khẩu Trung Quốc.   REUTERS/Yves Herman

 

Vũ khí mới bảo vệ thép của Liên Hiệp Châu Âu được trình làng ngày 09/11, chống thủ đoạn phá giá "dumping" của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngành luyện kim tiếp tục gây sức ép với những cuộc biểu tình tràn ngập Bruxelles ngày thứ Tư vừa qua đòi phải có biện pháp mạnh hơn.

Thời gian gấp rút đối với cơ quan hành pháp của Liên Hiệp Châu Âu. Ngày 11/11 tới, Ủy Ban Châu Âu buộc phải thông báo quyết định công nhận quy chế « kinh tế thị trường » của Trung Quốc trong Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.

Một khi Trung Quốc được quy chế này thì Liên Hiệp Châu Âu bị trói tay, không còn biện pháp nào để bảo vệ ngành luyện kim của mình.

Theo lý giải của phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jyrki Katainen trong cuộc họp báo này hôm qua, Bruxelles cần phải « thích ứng với tình thế mới, một là tình trạng sản xuất thép quá tải trên thế giới và khung luật pháp quốc tế thay đổi ».

Tuy không gọi đích danh một nước nào, Liên Hiệp Châu Âu cho biết sẽ sử dụng cách tính toán mới về trợ giá nhắm vào hàng hóa nhập khẩu từ một số quốc gia… có truyền thống không tôn trọng kinh tế thị trường và can thiệp mạnh vào nền kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp trợ giá hàng xuất khẩu để tràn ngập thị trường châu Âu.

Nga và Trung Quốc là hai đối tượng

Cụ thể, để bảo vệ ngành luyện kim đang đứng trước nguy cơ khánh tận và làm hàng chục ngàn người thất nghiệp, vũ khí tự vệ của châu Âu là tăng thuế vào khỏang trên dưới 20% đối với thép Trung Quốc và từ 18% đến 36% đối với Nga.

Tuy nhiên, đối với giới công kỹ nghệ gia luyện kim của châu Âu, các biện pháp mới của Bruxelles không đủ hiệu quả.

Công đoàn Aegis Europe, đại diện cho khoảng 30 tập đoàn châu Âu từ luyện kim cho đến pin mặt trời, dệt may và xe đạp thì các biện pháp trên quá yếu trong khi công nghiệp thép của châu Âu đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh thị trường thép đã bão hoà, các nhà máy ở châu Âu không cạnh tranh lại với hàng giá rẻ của Trung Quốc.

Công đoàn chủ nhân Eurofer tuy ủng hộ « các biện pháp mới, theo mô hình của Mỹ » , tuy vậy tổ chức này tỏ ra thận trọng về tính hiệu quả của biện pháp châu Âu.

Trên thực tế, giới công đoàn muốn Bruxelles phải đánh thuế mạnh hơn, cũng như Hoa Kỳ, từ 45% đến 70% vào một số loại thép Trung Quốc.

Từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc tăng gắp ba lần lượng thép sản xuất, đã chiếm đến phân nửa lượng thép sản xuất trên thế giới là 1,7 tỷ tấn, nhưng vẫn tiếp tục « xả lũ thép » ra thị trường thế giới với sự trợ giúp của nhà nước.

Vì sao Bruxelles không dám mạnh tay trừng phạt Trung Quốc ?

Theo chuyên gia François Godement, không phải chỉ có thép được sản xuất quá tải mà nhiều vật liệu khác như là nhôm và đồ sứ cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp châu Âu và đã gây thêm bất hoà trong quan hệ thương mại song phương.

Vấn đề là cả Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu không muốn xảy ra chiến tranh bảo hộ thị trường.

Tháng Tư năm nay, Bắc kinh đã ban hành biện pháp trả đũa một số loại thép châu Âu. Có lẽ đó là lý do tại sao « vũ khí mới » của Bruxelles lại khá chừng mực, không mạnh tay như của Mỹ.

Ngoài các biện pháp hải quan, Liên Hiệp Châu Âu, qua cơ quan chống gian lận Olaf, đã mở điều tra xem các công ty Trung Quốc gian trá như thế nào để luồn lách các biện pháp chống phá giá của Châu Âu.

Bruxelles có tin là Trung Quốc tuôn hàng sang Việt Nam rồi từ đó lấy nhãn hiệu Made in Vietnam để xuất sang Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan trong hai năm 2013-2014.

Switch mode views: