Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện thắt chặt quản lý khai thác ngọc và đá quý

khaithac -camthach

Một mỏ khai thác cẩm thạch lậu tại Hpakant, bang Kachine. Ảnh chụp ngày 25/11/2015.
REUTERS/Soe Zeya Tun

Theo báo chí Miến Điện, được Reuters trích dẫn, ngày 27/07/2016, chính phủ nước này thông báo không gia hạn giấy phép khai thác ngọc và các loại đá quý khác và cũng không cấp thêm giấy phép mới cho đến khi áp dụng các cải cách pháp luật trong lĩnh vực này.

Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền và chống tham nhũng, thì quyết định này giúp ngăn chặn các hành động lạm dụng về nhân quyền và bảo đảm sự minh bạch trong ngành khai thác đá quý.

Đại diện tổ chức Global Witness ghi nhận là từ nay, « luật chơi đã thay đổi », nhưng chính phủ Miến Điện cần phải thể hiện rõ quyết tâm và nỗ lực để thực hiện công việc này.
Thu nhập hàng năm của ngành công nghiệp khai thác ngọc và các loại đá quý, ước tính lên tới 31 tỷ đô la, gần bằng một nửa tổng sản phẩm nội địa của Miến Điện.
 Tuy nhiên, các hoạt động này thường xuyên bị tố cáo là không chú ý tới điều kiện làm việc của người lao động và gây tổn hại cho môi trường.

Năm 2015, một báo cáo của tổ chức Global Witness đã công bố danh sách nhiều quan chức trong quân đội và các trùm buôn ma túy kiểm soát và trục lợi từ việc buôn bán ngọc và đá quý.

Nhiều vụ tai nạn chết người đã xẩy ra trong lĩnh vực khai thác ngọc và các loại đá quý.
 Các công ty khai thác nhỏ, hoặc của tư nhân tranh thủ khai thác tình trạng quản lý lỏng lẻo về an toàn lao động, thuế khóa và tài chính.

Tháng 04/2016, Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi đã thắng cử và lên cầm quyền, nhưng quân đội vẫn còn nhiều thế lực chi phối chính quyền.

Do vậy, đại diện tổ chức Global Witness nhấn mạnh, chính phủ của bà Aung San Suu Kyi cần thực hiện nghiêm túc các cải cách và khép lại quá khứ chế độ độc tài quân sự, tàn nhẫn và lạm dụng nhân quyền.

Switch mode views: