Tàu do thám Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản
- Thứ Tư, 15 tháng Sáu năm 2016 16:36
- Tác Giả: Thụy My
Đảo Kuchinoerabujima của Nhật Bản, nơi một phi cơ trinh sát Nhật phát hiện một chiếc tàu thuộc lớp Đông Điều (Dongdiao) của Trung Quốc thâm nhập để thu thập thông tin.
@Wikipedia
Một chiếc tàu do thám Trung Quốc ngày 15/06/2016 đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản, trong khi Tokyo tiến hành tập trận chung với Hoa Kỳ và Ấn Độ, và chưa đầy một tuần sau khi Bắc Kinh cho chiến hạm đến gần Senkaku/Điếu Ngư.
Một phi cơ trinh sát P-3C của Hải Quân Nhật đã phát hiện chiếc tàu 6.000 tấn thuộc lớp Đông Điều (Dongdiao) của Trung Quốc đang « thu thập thông tin » vào khoảng 3 giờ rưỡi địa phương (18 giờ 30 GMT) trong vùng lãnh hải 12 hải lý của Nhật Bản, gần đảo Kuchinoerabu thuộc miền nam nước Nhật.
Phát ngôn viên chính phủ Hiroshige Seko cho biết chiếc tàu do thám này đã quay ra một tiếng rưỡi đồng hồ sau đó, đi về phía Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật, Gen Nakatani nói với báo chí :
« Chiếc tàu quân sự Trung Quốc xâm nhập sau khi một tàu Ấn Độ đã đi vào lãnh hải Nhật Bản để tham gia cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật-Ấn ».
Vùng biển này là một phần của chuỗi đảo thuộc Nhật Bản, nằm giữa Biển Hoa Đông và Thái Bình Dương, không phải là lãnh thổ tranh chấp.
Phía Nhật không cho biết vì sao chiếc tàu do thám của Trung Quốc xâm nhập vào được.
Vài giờ sau đó, Bắc Kinh lại gởi thêm ba tàu tuần duyên đi vào bên trong lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư.
Thứ Năm ngày 09/06, lần đầu tiên một chiến hạm Trung Quốc đã đến gần các đảo tranh chấp, dù chưa đi vào lãnh hải.
Nhật Bản nói rằng khu trục hạm lớp Giang Khải (Jiangkai) đã xâm nhập « vùng tiếp giáp lãnh hải » với Senkaku.
Theo luật quốc tế, « vùng tiếp giáp lãnh hải » là khu vực 12 hải lý nối dài kể từ lãnh hải của một quốc gia, mà quốc gia đó có quyền kiểm soát hạn chế.
Nhật đã cho triệu mời đại sứ Trung Quốc để phản đối. Lần này phát ngôn viên Hiroshige Seko tuyên bố :« Chính phủ sẽ tiếp tục có những biện pháp triệt để trong việc tuần tra vùng trời và vùng biển của đất nước ».
Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo và mở rộng các cơ sở quân sự tại Biển Đông, nơi Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền với một số nước trong đó có Việt Nam và Philippines.
Tin mới
- Vợ hung thủ Omar Mateen chở chồng đi mua súng đạn - 16/06/2016 00:31
- Giới trẻ Việt Nam nghiện ma túy ngày càng tăng - 16/06/2016 00:22
- Đối thoại Mỹ-Venezuela, ngoại trưởng Kerry ủng hộ trưng cầu dân ý - 16/06/2016 00:16
- Thảm sát Orlando : Tổng thống Mỹ nổi giận về phát biểu của Donald Trump - 15/06/2016 22:31
- Euro 2016 : Pháp-Albani : "Les Bleus" đặt mục tiêu phải thắng - 15/06/2016 19:11
- Trung Quốc : Vợ và con Chu Vĩnh Khang bị kết án tù giam - 15/06/2016 17:41
- Tổng thống Mỹ tiếp Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng - 15/06/2016 17:28
- Bắc Triều Tiên có thể đã chế tạo hơn 21 đầu đạn hạt nhân - 15/06/2016 17:22
- Trung Quốc lại ngăn chặn một tuyên bố của ASEAN về Biển Đông - 15/06/2016 17:09
- Mỹ mở rộng hoạt động sang Đông Á để đối phó với Trung Quốc - 15/06/2016 16:42
Các tin khác
- Daech chống Tây phương, cuộc chiến bất cân xứng - 14/06/2016 22:40
- Dân Pháp biểu tình chống dự luật lao động trên toàn quốc - 14/06/2016 22:12
- Biển Đông : Trung Quốc trấn an ASEAN - 14/06/2016 21:27
- Biển Đông : Trung Quốc đưa « sát thủ diệt ngầm » đến trấn Hoàng Sa - 14/06/2016 21:14
- Cam Bốt : Các nhà hoạt động đối lập bị tuyên án tù - 14/06/2016 18:29
- Bắc Triều Tiên đóng cửa Ngôi làng mẫu - 14/06/2016 16:05
- Bà Suu Kyi được kêu gọi can thiệp vào hồ sơ người Rohingya - 14/06/2016 16:00
- Bảng E tử thần ra quân, cú sốc lớn Bỉ - Ý - 13/06/2016 20:58
- Trung Quốc : Đầu tư tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000 - 13/06/2016 20:28
- Thủ tướng Đức đòi Trung Quốc mở rộng thị trường cho đầu tư - 13/06/2016 19:06