Nhật vẫn muốn đưa hồ sơ Biển Đông vào Tuyên bố chung G7
- Thứ Ba, 05 tháng Tư năm 2016 13:13
- Tác Giả: Trọng Thành
Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 41 tại Đức, ngày 08/06/2015.
Ảnh : Reuters
Bất chấp các cảnh báo từ Bắc Kinh, chính quyền Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường đưa nguy cơ xung đột gia tăng tại Biển Đông vào Tuyên bố chung của thượng đỉnh lần thứ 42 của khối G7, sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27/05/2016 tại Nhật Bản.
Thông tin trên đây được thời báo Nhật Bản The Japan Times, hôm nay, 05/04/2016, loan tải.
Theo một số nguồn tin thân cận với hồ sơ này, thủ tướng Shinzo Abe, chủ tọa thượng đỉnh G7, được tổ chức tại thành phố Shima, tỉnh Mia, Nhật Bản, khẳng định khối G7 – bao gồm các cường quốc kinh tế thế giới (Anh, Đức, Pháp, Ý, Mỹ, Canada, Nhật) - đoàn kết trong các vấn đề liên quan đến châu Á.
Hiện tại Nhật Bản đang phối hợp với các thành viên khác của nhóm G7 để đưa vấn đề Biển Đông, biển Hoa Đông và các hoạt động gia tăng phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào Thông cáo chung của thượng đỉnh.
Vẫn theo các nguồn tin này, chính phủ Nhật hy vọng Tuyên bố chung của G7 phản ánh được nỗi lo ngại quốc tế về căng thẳng tại Biển Đông, với việc Trung Quốc gia tăng quân sự hóa tại nhiều khu vực có tranh chấp chủ quyền.
Tokyo dự kiến nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải và việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, cảnh cáo các hành động đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực, như các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo với quy mô lớn.
Việc Nhật Bản kiên trì khẳng định lập trường nói trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng xây dựng cơ sở quân sự tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Biển Đông, nơi một số quốc gia láng giềng khác cũng đòi hỏi chủ quyền, trước hết là hai nước Việt Nam và Philippines.
Bắc Kinh cũng liên tục đưa tàu thuyền xâm nhập vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản quản lý.
Trước đó, ngày 29/02, trong một cuộc họp tại Tokyo, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu (Kong Xuan You) đã tỏ ra rất bực bội vì Tokyo dự tính công khai lên án chính sách của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Ông Khổng Huyễn Hựu đe dọa, nếu Nhật Bản đưa hồ sơ này ra thảo luận với nhóm G7, việc cải thiện quan hệ hai bên sẽ bị tác hại.
Trong thượng đỉnh năm 2015, được tổ chức tại Đức, tuyên bố chung của G7 cũng đã « cực lực phản đối » việc đe dọa dùng vũ lực, sử dụng vũ lực, hoặc các hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông.
Mặc dù, không bị chỉ tên đích danh, nhưng vào thời điểm đó, Trung Quốc là quốc gia duy nhất đang có các hoạt động bồi đắp trên quy mô lớn nhiều đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa.
Tin mới
- Luật Báo chí Việt Nam : Tư nhân vẫn chưa được ra báo - 06/04/2016 16:29
- Ông Trump tiết lộ cách buộc Mexico trả tiền xây tường biên giới - 06/04/2016 01:04
- Nhiều nước mở điều tra sau vụ Panama Papers - 06/04/2016 00:38
- « Panama Papers » : Kremlin tố cáo « mưu đồ » gây bất ổn Nga - 06/04/2016 00:20
- Bắc Triều Tiên lại có hoạt động « đáng ngờ » về hạt nhân - 05/04/2016 21:25
- « Panama Papers » : Bình Nhưỡng có một công ty bình phong - 05/04/2016 21:19
- Thái Lan : Nhiều ONG tố cáo sắc lệnh mới trao thêm quyền cho quân đội - 05/04/2016 19:19
- Bà Aung San Suu Kyi tiếp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị - 05/04/2016 19:11
- Lãnh đạo Hồng Kông bác bỏ kêu gọi đòi độc lập - 05/04/2016 17:57
- Bắc Triều Tiên « tập bắn » phủ tổng thống Hàn Quốc - 05/04/2016 15:57
Các tin khác
- Syria bị cáo buộc ‘cản trở cứu trợ nhân đạo’ - 04/04/2016 23:36
- Ma lực trong lối phát biểu của ông Donald Trump - 04/04/2016 23:11
- 9 người chết tại Sacramento vì dùng phải thuốc giả - 04/04/2016 20:41
- Bầu cử sơ bộ Mỹ : Ted Cruz muốn hạ Donald Trump - 04/04/2016 18:31
- Thỏa thuận nhập cư Châu Âu - Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực - 04/04/2016 17:46
- Biển Đông: Tàu cá Trung Quốc được yểm trợ tối đa - 04/04/2016 17:03
- Mỹ-Philippines tập trận chống xâm lược tại Biển Đông - 04/04/2016 16:03
- Việt Nam: Khủng hoảng nước do hạn hán - 04/04/2016 13:16
- Phi trường quốc tế Bruxelles mở cửa lại - 04/04/2016 03:44
- Mỹ-Nga kêu gọi ngưng bắn ở vùng Thượng Karabakh - 04/04/2016 03:34