Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tờ báo "Tài Kinh" trong tầm ngắm của Bắc Kinh

CHINA-INTERNET

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị Internet thế giới tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 16/12/2015.
REUTERS/Aly Song

Bị kiểm duyệt vì đăng bài phỏng vấn một đại biểu Quốc hội Trung Quốc chỉ trích chính sách kiểm duyệt của Bắc Kinh, tờ báo tài chính uy tín Tài Kinh đang phải đương đầu với « công an mạng » của nhà nước.

Thông tín viên đài RFI Heike Schmidt tường thuật từ Bắc Kinh :

« Đến lượt tờ báo Tài Kinh trở thành nạn nhân của công an mạng Trung Quốc. Đây là một tạp chí chuyên về kinh tế và cũng là một trong những cơ quan truyền thông hiếm hoi còn dám công khai biểu lộ tính độc lập.

Gần đây tờ báo này đã đăng một bài phỏng vấn giáo sư đại học Thượng Hải và cũng là đại biểu Quốc hội, Giang Hồng (Jiang Hong).
Trong bài vị dân biểu này chủ trương phải được quyền tự do phát biểu và trình bày những đề nghị với các nhà lãnh đạo. Ông lấy làm tiếc là tại Trung Quốc "không còn ai dám công khai phát biểu".

Lập tức bài phỏng vấn này bị công an mạng Trung Quốc kiểm duyệt.

Trên trang mạng của tờ báo, nội dung của bài phỏng vấn giáo sư Giang Hồng đã bị xóa. Nhưng tờ Tài Kinh không chịu thua. Tạp chí chuyên đề này đã kháng cự bằng cánh thông báo với độc giả là giới chức an ninh mạng Trung Quốc đã "vi phạm luật hiện hành".

Tờ Tài Kinh còn đi xa hơn và thậm chí còn có hành động khiêu khích khi cho đăng ảnh một cái miệng bị ba đường băng keo dán chặt. Bức ảnh này ngay sau đó đã được xóa đi.

Phải nói là hiếm khi nào một phương tiện truyền thông Trung Quốc lại dám trêu gan các nhà kiểm duyệt. Đó cũng là một hành động dũng cảm khi biết rằng, bất kỳ lúc nào, một tờ báo cũng có thể bị kỷ luật, thậm chí là bị đóng cửa.

Mới chỉ vào giữa tháng 2/2016, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố là "nhà báo phải yêu đảng, bảo vệ đảng, đồng điệu với các nhà lãnh đạo của đảng trong cách suy nghĩ, trong chính sách và hành động’".

Nói cách khác, Bắc Kinh không chấp nhận những giá trị của phương Tây, như quyền tự do báo chí, một quyền được các nhà cầm quyền ở Trung Quốc coi là "nguy hiểm", vì đe dọa đến ổn định của đất nước và nhất là của đảng ».

Switch mode views: