Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Liên Hiệp Châu Âu giúp các nước thành viên đối phó làn sóng di dân

GREECE-MACEDONIA

Người tị nạn tập trung ở biên giới Hy Lạp với Macedonia ngày 02/03/2016.
REUTERS/Marko Djurica

Hôm nay, 02/03/2016, Liên Hiệp Châu Âu đề nghị hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên, trước làn sóng di dân ồ ạt.

Trong khi đó, nhà chức trách Pháp vẫn đang tiếp tục cho tháo dỡ khu tạm trú của người di cư tại Calais ở phía Bắc và hàng nghìn người di dân vẫn đang mắc kẹt tại biên giới giữa Hy Lạp và Macedonia.

Ủy viên châu Âu phụ trách viện trợ nhân đạo và xử lý khủng hoảng, Christos Stylianides, yêu cầu Bruxelles cấp một phần trợ giúp nhân đạo của Liên hiệp Châu Âu cho các nước đang phải đón nhận làn sóng tị nạn và di cư.

Hy Lạp ước tính cần khoảng 500 triệu euro để tổ chức đón nhận 100 000 người tị nạn và đang cố gắng đối phó với tình hình ngày càng trở nên khó kiểm soát ở biên giới nước này với Macédonia.
Hơn 7000 người dân di cư vẫn đang bị mắc kẹt tại Idomeni (Hy Lạp), sau khi có các chính sách của nhiều nước hạn chế việc tiếp nhận người nhập cư.

Đây cũng đang là chủ đề gây chia rẽ sâu sắc Liên Hiệp Châu Âu. Hy Lạp hiện đang cho cư trú 23 000 người tị nạn, dự kiến sẽ gửi trả 308 người, chủ yếu là người Maroc, Algeri và Tunisia trong khuôn khổ của hiệp ước ký giữa Athènes và Ankara, sau khi đã gửi đi 150 người hôm qua, 01/03/2016.

Trong chuyến thăm Madrid tối hôm qua, 01/03/2016, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon một lần nữa đã lên tiếng chỉ trích các biện pháp hạn chế người nhập cư ở biên giới những nước Balkans, là « không phù hợp với luật pháp quốc tế, không tôn trọng quyền con người ».
 Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết từ đầu tháng 01/2016 đến nay, đã có 131.000 người tị nạn vượt Đại Tây Dương để đến Châu Âu.

Còn tại Calais, phía bắc nước Pháp, hôm nay chính quyền tiếp tục giải toả khu tạm cư của người tị nạn, phần đông là người Syria, Afganistan và Sudan, đang chờ vượt biển Manche để sang Anh.
 

Switch mode views: