Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khủng bố tại Paris : Châu Âu và xu hướng « đóng cửa »

MALTA


Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Jean Claude Juncker, trong phiên họp thượng đỉnh Âu-Phi về người tị nạn ở Malte.
REUTERS/Yves Herman

Vài giờ sau khi xảy ra những vụ tấn công khủng bố đầu tiên và nhất là sau khi Pháp thông báo tái lập kiểm soát ở biên giới, nhiều quốc gia thành viên trong khối Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định tăng cường an ninh.

Việc phát hiện một hộ chiếu Syria bên cạnh thi thể kẻ tấn công tự sát đã làm dấy lên xu hướng « đóng cửa » tại nhiều nước Châu Âu.
Nhiều chính khách không ngại tuyên bố là có mối liên hệ giữa vụ khủng bố với dòng người tị nạn từ Syria.

Ngay từ hôm thứ Bảy (14/11/2015), nhiều cuộc họp về khủng hoảng tại nhiều thủ đô lớn của Châu Âu đã diễn ra. Hội đồng An ninh Quốc gia tại Bỉ, cơ quan đánh giá mối đe dọa khủng bố tại Tây Ban Nha , …
Các cuộc họp diễn ra liên tục và kết quả đương nhiên là ra một quyết định tăng cường kiểm soát biên giới, như tại Đức, Bỉ, Bồ Đào Nha hay như Hà Lan chẳng hạn.

Điển hình là ngay trong đêm thứ Sáu 13/11 rạng sáng thứ Bảy 14/11, kiểm soát ngay biên giới Pháp – Bỉ đã được tái lập ở cả hai chiều.
 Cảnh sát trưởng vùng phía bắc nước Pháp, Jean-François Cordet còn đến thăm lực lượng an ninh đóng ngay trên xa lộ A22 ngay sát biên giới với Bỉ, bao gồm cảnh sát Pháp và Bỉ, nhưng còn có cả hiến binh, lực lượng CRS và hải quan.
Ông cũng tận dụng chuyến thăm này để điểm lại tình hình suốt 48 giờ qua.

Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng người tị nạn, nhiều quốc gia đã cho xây dựng các tường rào kẽm gai ở ngay biên giới.
Với việc tái lập kiểm soát như các quy định mới cho phép, giờ việc đi lại trong khu vực Schengen càng ngày càng ít được tự do hơn.

Tại Châu Âu, nhiều chính khách bắt đầu đổ nguyên nhân vụ tấn công khủng bố tại Paris cho dòng người tị nạn đến từ Syria.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Junker và Thủ tướng Đức đã không tài nào dập tắt được những thông tin này tại những quốc gia vốn gây cản trở việc phân bổ hạn mức tiếp nhận người tị nạn.

Vị bộ trưởng tương lai của Ba Lan phụ trách Châu Âu có cho rằng đất nước của ông không có ý định đón nhận người tị nạn.
 Tuyên bố trên được đưa ra sau các thông báo từ Thủ tướng Slovakia và Thủ tướng Bulgari kêu gọi các công dân cảnh giác với những người tị nạn nào có thái độ đáng ngờ.


Switch mode views: