Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khủng hoảng tị nạn : Đức và Áo đề nghị họp thượng đỉnh châu Âu

biengioi-hung

Cảnh sát Hungary, gần làng Röszke cạnh biên giới với Serbia, cửa ngõ chính vào Châu Âu của người nhập cư, ngày 14/09/2015.
REUTERS/Marko Djurica

Thủ tướng Angela Merkel hôm nay thông báo là Đức và Áo muốn triệu tập ngay từ tuần tới một cuộc họp thượng đỉnh Liên hiệp châu Âu để bàn về cuộc khủng hoảng di dân.

Đây cũng là đề nghị của Slovaquia, một trong những quốc gia chống lại việc phân bổ người tị nạn theo quota.

Hôm nay, bà Merkel cũng tuyên bố không đồng tình với những lời « đe dọa » đối với những nước không chấp nhận quota, sau khi bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maizière nêu lên khả năng giảm bớt trợ cấp của Liên hiệp châu Âu cho những nước không chấp nhận việc phân bổ người tị nạn theo quota, sau thất bại của cuộc họp hôm qua tại Bruxelles.

Tối hôm qua, 28 nước thành viên Liên hiệp châu Âu trong cuộc họp tại Bruxelles đã không đạt được đồng thuận về vấn đề phân bổ người tị nạn.

Từ Bruxelles, thông tín viên Stéphane Lagarde gởi về bài tường trình :

« Đại đa số các nước đồng ý với nguyên tắc phân bổ 120 ngàn người tị nạn, theo văn bản mà chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu công bố, nhưng những nước khác thì chống lại nguyên tắc này.

Bộ trưởng Nội vụ Đức đã doạ là « nếu quý vị tiếp tục chống thì chúng ta sẽ phải đưa ra biểu quyết ». Đồng nhiệm Pháp Bernard Cazeneuve cũng tỏ thái độ cứng rắn, tuyên bố rằng : « Trong khi chúng ta cứ cãi vã nhau, thì thế giới đang nhìn vào chúng ta, còn người tị nạn thì đang chết dần chết mòn ».

Nếu Châu Âu không làm được như vậy thì không biết là khối này dùng vào việc gì. Bây giờ không phải Hungary là nước gây bế tắc, đó là lời của Bộ trưởng Nội vụ Luxembourg Jean Asselborn.
Ông nói : « Hungary đã giúp soạn thảo văn bản. Không phải Hungary gây ra vấn đề quan trọng nhất, mà đây chính là vấn đề tâm lý ở một số nước. Phải tìm hiểu điều đó và giúp các nước đó vượt qua rào cản tâm lý ».

Các nước Trung Âu thuộc nhóm gọi là Visegrad, đặc biệt là Cộng hòa Séc và Slovakia, chống lại cơ chế phân bổ, tức là họ không muốn đón tiếp người tị nạn trên lãnh thổ của họ, vì công luận những nước này không chấp nhận.

Trong cuộc họp hôm qua, các nước thành viên cũng đã thông qua quyết định tăng cường kiểm soát ở biên giới bên ngoài Liên Hiệp Châu Âu, với những « hotspot », tức là những trung tâm tiếp nhận ở Ý, Hy Lạp và Hungary để thanh lọc những người nào đáng được hưởng quy chế tị nạn.

Tất cả những biện pháp đó còn chờ được thông qua tại cuộc họp giữa các Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Châu Âu ngày 08/10 tới.


Switch mode views: