Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Một nhà văn Miến Điện bị kết án hai năm tù vì tội "phỉ báng tôn giáo"

birmanie htin lin

Nhà văn Miến Điện Htin Lin Oo ra tòa ngàt 02/06/2015.
FACEBOOK/HTIN LIN OO

Một nhà văn Miến Điện, thành viên của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi hôm qua, 02/06/2015, đã bị kết án hai năm tù vì tội « phỉ báng tôn giáo ».

 Miến Điện là một quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn từ giới tăng lữ luôn ủng hộ chính sách bài Hồi giáo.

Hãng tin AFP cho biết nhà văn Htin Lin Oo bị tòa án Chaung O tại tỉnh Sagaing, ở miền trung nước này, kết án vì chỉ trích những người « nhân danh đức Phật, Nhà nước, sắc tộc và tôn giáo, để khích động thù hận ».

Điểm chính của vụ xét xử liên quan tới một bài diễn văn của ông Htin Lin Oo phát biểu vào tháng 10/2014. Sau đó, bài viết được đăng lên các mạng xã hội, khiến giới sư sãi theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tức giận. Ông bị bắt giam ngày 17/12/2014.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên tiếng chỉ trích quyết định trên và cho rằng ông Htin Lin Oo là « một tù nhân lương tâm », bị kết án oan vì « những phát biểu kêu gọi lòng khoan dung tôn giáo ».

Các tổ chức phật giáo như phong trào 969 của nhà sư Wirathu là nguồn gốc của khuynh hướng quốc gia chủ nghĩa dẫn tới việc thông qua các đạo luật nhằm trấn áp cộng đồng thiểu số người Hồi giáo, cũng như việc cấm hôn nhân giữa tín đồ hai tôn giáo hay việc hạn chế số lượng con cái đối với phụ nữ.

Rất nhiều cuộc bạo động dữ dội đã xảy ra vào năm 2012, khiến chừng 200 người thiệt mạng, trong đó có rất nhiều người Hồi giáo sống tại phía tây Miến Điện và buộc họ phải bỏ trốn.

Sau một số bước tiến quan trọng như việc chính quyền quân sự giải thể vào năm 2011 hay trả tự do cho một số tù chính trị, Ân xá quốc tế lo ngại Miến Điện sẽ quay lại thời kỳ trước.
Tổ chức này cũng cảnh báo số lượng người biểu tình ôn hòa bị bắt giữ đang ở mức báo động từ hai năm nay.

Trường hợp gần đây nhất diễn ra ngày 10/03 vừa qua, với hơn 100 người biểu tình phản đối chính sách cải cách giáo dục đại học mà họ coi là đi ngược với các giá trị của nền dân chủ.

Rất nhiều sinh viên vẫn đang bị giam trong tù, chờ phiên tòa xét xử kết thúc.
Một công dân nước New-Zeland cũng là nạn nhân của việc mạnh tay với các vấn đề liên quan tới tôn giáo tại Miến Điện.

Tháng Ba vừa qua, người này bị kết án hai năm rưỡi tù giam và bị cưỡng bức lao động cùng với hai đồng nghiệp người Miến Điện, vì đã sử dụng hình ảnh đức Phật để quảng cáo cho một quán bar của họ.


Switch mode views: