Biểu tình chống ô nhiễm do nhà máy than tại Trung Quốc
- Thứ Hai, 13 tháng Tư năm 2015 16:57
- Tác Giả: Thu Hằng
Khói thải của một nhà máy công nghiệp tại Hàng Châu tỉnh Chiết Giang. Ảnh chụp ngày 18/03/2015.
REUTERS/Stringer
Hôm qua, ngày 12/04/2014, hàng nghìn người tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã biểu tình phản đối dự án mở rộng một nhà máy nhiệt điện.
Đây là dấu hiệu bất bình mới nhất của người dân trước tình trạng ô nhiễm môi trường.
Dẫn lại thông tin từ Tân Hoa Xã, hãng tin Reuteurs cho biết người dân đã từng phàn nàn về khói bụi tại thành phố Hà Nguyên (Heyuan) từ khi nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động năm 2008.
Thế nhưng, gần đây, các quan chức đã thông qua giai đoạn hai của dự án.
Vẫn theo hãng tin, « cảnh sát có mặt tại chỗ và không có xảy ra bạo lực từ lúc cuộc biểu tình bắt đầu vào 10 giờ sáng ».
Người dân ở đây đã thu thập hơn 10 000 chữ ký từ Tháng Ba vừa qua để phản đối kế hoạch mở rộng nhà máy.
Được tung lên các trang xã hội Trung quốc, tuy nguồn gốc chưa Reuteurs được kiểm chứng, các hình ảnh cho thấy nhiều người diễu hành trên phố, tay cầm biển ngữ phản đối dự án gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khí hậu trong lành.
Tân Hoa Xã ước lượng có vài nghìn người biểu tình, nhưng theo một cán bộ dấu tên tại Hà Nguyên, chỉ có 200 người.
Ông cũng cho biết : « Không có xung đột. Chúng tôi vừa mới họp để tìm ra cách giải quyết. Cán bộ thành phố đã gặp gỡ và trao đổi với một số người biểu tình ».
Ý thức được bất bình của người dân về môi trường, chính phủ Trung Quốc đã tuyên chiến với ô nhiễm, hứa từ bỏ mô hình tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá khiến nguồn nước, đất đai và không khí tại nước này bị ảnh hưởng nặng nề.
Trung Quốc đang nỗ lức để giảm bớt nhiệt điện và dọa đóng cửa hàng nghìn nhà máy công nghiệp nếu không tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về khí thải và sử dụng năng lượng.
Theo dữ liệu chính thức, năm ngoái, chỉ 8 trên 74 thành phố được Bộ Bảo vệ Môi trường giám sát đạt tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng không khí.
Báo cáo về « sự cố hàng loạt », cụm từ để chỉ các cuộc biểu tình, ngày càng trở nên phổ biến tại Trung quốc, do các nạn tham nhũng, ô nhiễm, chiếm đoạt đất đai và các khiếu nại khác.
Tin mới
- Đức, Pháp, Nga và Ukraina kêu gọi chấm dứt giao tranh - 15/04/2015 16:30
- Không quân Nhật : Số phi vụ nghênh chiến đạt kỷ lục từ 30 năm nay - 15/04/2015 16:04
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật - 15/04/2015 15:57
- Đình công, biểu tình gia tăng tại Trung Quốc - 15/04/2015 15:49
- Indonesia muốn tập trận thường xuyên với Mỹ ở Biển Đông - 14/04/2015 17:17
- Cựu Tổng Thống Mỹ George W. Bush đã tu trên núi Hy Mã Lạp Sơn trong 4 năm - 14/04/2015 06:02
- Người đầu tiên trên thế giới sắp phẫu thuật cắt lìa đầu - 14/04/2015 05:40
- California sẽ giảm cấp nước đến nhiều thành phố - 14/04/2015 00:45
- Mỹ hạ sát 2 chỉ huy cao cấp al-Qaeda ở Pakistan - 14/04/2015 00:37
- Căng thẳng với Vatican, Ankara triệu hồi đại sứ - 14/04/2015 00:01
Các tin khác
- Philippines : Trung Quốc phá hoại rạn san hô ở Biển Đông - 13/04/2015 16:50
- Trung Quốc hạn chế du khách sang Hồng Kông - 13/04/2015 16:41
- Gián điệp mạng Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ, Đông Nam Á từ 10 năm nay - 13/04/2015 16:32
- Chi phí quân sự của Trung Quốc, Nga và Đông Âu tăng vọt. - 13/04/2015 15:45
- IS tung video cho nổ thành phố cổ Nimrud - 12/04/2015 21:16
- NATO : Nga vẫn hỗ trợ phe nổi dậy ở miền Đông Ukraina - 12/04/2015 19:51
- Một phụ nữ New York bị tố lấy chồng 10 lần, lần nào cũng có hôn thú - 12/04/2015 04:01
- Tân đại sứ Pháp đồng tính, Vatican chưa chấp thuận - 11/04/2015 23:15
- Thái Lan: Một chiếc xe gài bom phát nổ ở đảo du lịch Koh Samui - 11/04/2015 22:16
- Quốc tế phản đối Pakistan thả nghi can chủ mưu khủng bố - 11/04/2015 22:06