Liên Hiệp Châu Âu họp tìm chiến lược chung chống khủng bố
- Thứ Hai, 19 tháng Giêng năm 2015 19:21
- Tác Giả: Mai Vân
Chuyên viên điều phối kế hoạch chống khủng bố Gilles de Kerchove (trái) với Ngoại trưởng các nước châu Âu - REUTERS /Yves Herman
Sau các vụ khủng bố tại Paris, đặc biệt là vụ tấn công vào tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo, cũng như sau việc ngăn chận được một âm mưu khủng bố ở Bỉ, Châu Âu đã tỏ quyết tâm hợp sức chống khủng bố trên lãnh thổ của mình.
Vào hôm nay, 19/01/2015, Ngoại trưởng 28 nước Liên Hiệp Châu Âu họp lại tại Bruxelles để thảo luận về các sự cố và tìm ra đối sách chung.
Các đề nghị đặt lên bàn thảo luận hôm nay sẽ được đưa ra cuộc họp Thượng đỉnh của Liên Hiệp Châu Âu vào ngày 12/02 tới đây. Nhưng, theo phân tích của thông tín viên RFI tại Bruxelles, thống nhất được một chiến lược chung sẽ không dễ dàng :
"Các nước Châu Âu thường hay " thắng gắp" mỗi khi nói đến một cách tiếp cận chung của 28 thành viên.
Thế nhưng sau các cuộc tấn công ở Pháp và âm mưu bị phá vỡ ở Bỉ, giờ đây các lãnh đạo ngoại giao trong Liên Hiệp muốn có một chiến lược Châu Âu thực thụ trong lãnh vực chống khủng bố.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius sẽ trình bày một kế hoạch 7 điểm trong đó có việc tăng cường kiểm soát đối với công dân Châu Âu ở biên giới Châu Âu với nước ngoài, cũng như thiết lập một " danh sách lớn" với các dữ liệu do các hãng hàng không thu thập, và ngăn chặn hiện tượng cực đoan hóa trong nhà tù và trên Internet...
Tuy vậy, trong thực tế, những cản lực đối với một chính sách chung còn nhiều.
Trước tiên hết, các cơ quan tình báo thích làm việc kiểu song phương, hơn là với cả 28 đối tác.
Nhiều người cũng hoài nghi về hiệu quả của một cơ chế toàn Châu Âu như cơ quan Frontex chẳng hạn.
Đây là định chế đặc trách việc giám sát biên giới của Châu Âu, nhưng cho đến giờ đã tỏ ra không mấy hữu hiệu và hữu ích.
Bất chấp bối cảnh đáng ngại hiện nay, cũng như mối đe dọa khủng bố trên lãnh thổ Châu Âu, việc đề ra được một chính sách chung thật sự cho Châu Âu trong lãnh vực chống khủng bố, sẽ không thể nhanh chóng, và cũng không dễ dàng."
Tin mới
- Con gái giám đốc Korean Air ra tòa vì phạm luật an toàn hàng không - 20/01/2015 23:20
- Sina – đấu trường quan hệ Mỹ-Cuba trong 38 năm qua - 20/01/2015 23:00
- Đông Ukraina : Chiến sự gia tăng. Kiev tổng động viên từng phần - 20/01/2015 22:42
- Tai nạn AirAsia : Mối nguy hiểm do không lưu dày đặc tại Châu Á. - 20/01/2015 22:34
- Miến Điện : Sinh viên đi bộ 600 km chống dự luật giáo dục - 20/01/2015 22:19
- Miến Điện : Giao tranh vũ trang bùng phát với quân nổi dậy Kachin - 20/01/2015 22:10
- Giá dầu xuống thấp nhưng không đủ sức kéo kinh tế thế giới đi lên - 20/01/2015 22:00
- Nhật đối đầu với gọng kềm Trung-Nga - 20/01/2015 21:50
- Báo trào phúng Pháp trong tầm ngắm của Trung Quốc ? - 20/01/2015 00:00
- Những điểm sáng và mảng xám của du lịch Việt Nam 2015 - 19/01/2015 19:38
Các tin khác
- Lãnh đạo đối lập Bangladesh được tự do sau 2 tuần bị quản thúc - 19/01/2015 19:02
- Mỹ thâm nhập hệ thống tin học Bắc Triều Tiên - 19/01/2015 18:56
- Đức Giáo hoàng kết thúc chuyến đi châu Á - 19/01/2015 18:23
- Israel oanh kích lực lượng Hezbollah ở Golan thuộc Syria - 19/01/2015 04:23
- Cần sa được trồng lậu cả ba miền Việt Nam - 19/01/2015 04:13
- Chính phủ Trung Quốc xấu hổ vì chính người dân của mình - 18/01/2015 23:40
- Indonesia xử bắn 6 người về tội buôn ma túy trong đó có một người Việt - 18/01/2015 23:15
- Nhật Bản hứa viện trợ 2,5 tỷ đô la cho Trung Đông - 18/01/2015 23:07
- Tổng thống Rajapaksa của Sri Lanka thất cử, khoa Chiêm tinh bị săm soi - 18/01/2015 22:30
- Israel phá vỡ một nhóm trung thành với Nhà nước Hồi giáo - 18/01/2015 22:16