• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-23 20:31:57') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-23 20:31:57') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 186 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

APEC : Obama và Tập Cận Bình tìm kiếm đồng thuận về "khí hậu"

apec obama xi



Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại buổi tiệc mừng APEC - Bắc Kinh ngày 10/11/2014.
REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có rất nhiều điểm bất đồng.

Chính vì vậy, nhân dịp Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), tại Bắc Kinh, hai bên đều hy vọng sẽ đạt được một vài tiến bộ nào đó, ít ra là trong hồ sơ chống biến đổi khí hậu.

Tại hội nghị Thượng đỉnh ở New York, cuối tháng 09/2014 vừa qua, nguyên thủ Mỹ đã tuyên bố :
 « Chúng ta có một trách nhiệm đặc biệt », Washington và Bắc Kinh phải làm gương đi trước.

 Về phần mình, Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) chỉ đưa ra giả định thời điểm Trung Quốc sẽ đạt mức phát thải cao nhất và kể từ đó, Bắc Kinh mới giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trên trái đất.
 Đối với Trung Quốc, đây là một chủ đề rất nhạy cảm.

Theo giới khoa học, các nỗ lực hiện nay là chưa đủ để có thể hạn chế được nhiệt độ trên trái đất chỉ tăng thêm 2°C.
Hiện nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nước gây ô nhiễm nhiều nhất, chiếm tới 45% tổng lượng khí CO2 phát thải ra trên thế giới.

Cho dù Washington và Bắc Kinh có quyết tâm hướng tới mục tiêu đạt được một thỏa thuận quốc tế, nhân hội nghị tại Paris vào cuối năm 2015, thì vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết.

Ký ức về Thượng đỉnh Copenhague, Đan Mạch, cách nay 5 năm vẫn còn in đậm trong trí nhớ mọi người.

Sau nhiều tuần lễ thương thảo vô vọng, vào giờ phút chót, để tránh làm cho hội nghị thất bại, Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Trung Quốc lúc đó, ông Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao), đã đạt được một thỏa thuận tối thiểu, rất xa so với mục tiêu ban đầu đề ra.

Càng gần đến hội nghị Paris, được tổ chức vào cuối năm 2015, các cuộc thảo luận giữa Washington và Bắc Kinh về chủ đề khí hậu đã gia tăng và cụ thể hơn, không chỉ về chính trị, mà cả việc tìm kiếm hợp tác công nghệ trên nhiều lĩnh vực, như tích trữ điện, xe hơi điện sạch, mạng lưới chuyển tải điện.

AFP trích dẫn nhận định bà Laurence Tubiana, đại diện đặc trách của Pháp về Hội nghị Paris 2015, thì Mỹ và Trung Quốc « gia tăng đối thoại » vì họ đã « rút ra bài học từ hội nghị Copenhague ».

Theo chuyên gia này, ngay tại Trung Quốc, cũng có nhiều cuộc thảo luận, vì Bắc Kinh nhận thức được rủi ro khí hậu. « Hai lãnh đạo (Mỹ-Trung) đã quyết tâm đạt được một thỏa thuận, vấn đề chính là họ đề ra mục tiêu ở mức độ nào ».

Tổng thống Mỹ Obama rất muốn trong bản tổng kết hai nhiệm kỳ của ông có thỏa thuận quốc tế về khí hậu, một trong những ưu tiên trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2008 của ông.

Hội nghị Paris 2015 là cơ hội cuối cùng để làm việc này trước khi ông rời Nhà Trắng vào đầu năm 2017.

Về phía Trung Quốc, theo ông Kenneth Lieberthal, chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện Brookings, ở Washington, « có một áp lực rất lớn trên các vấn đề môi trường trong đó có những chủ đề liên quan đến khí hậu ».

Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, khó có thể biết là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẵn sàng đi tới mức nào trong hồ sơ chống biến đổi khí hậu.
Châu Âu vừa thông báo vào năm 2030, sẽ giảm tới 40% lượng khí thải so với mức của năm 1990 và đang gây áp lực với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Từ nay đến giữa năm 2015, các nước phải thông báo mục tiêu giảm phát thải khí CO2 với các con số cụ thể. Trung Quốc chưa cho biết thời điểm thông báo.
 Hoa Kỳ có thể sẽ cam kết giảm từ 20% đến 30% lượng khí phát thải, (so với mức năm 2005) vào năm 2025.

Trong cuộc gặp không chính thức đầu tiên tại California, Hoa Kỳ, vào tháng 06/2013, Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc không đạt được đồng thuận cụ thể nào trong hồ sơ chống biến đổi khí hậu, ngoài việc cam kết giảm dùng khí hydrofluorocarbone (HFC), một loại khí dùng cho tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ, nhưng gây hiệu ứng nhà kính rất mạnh.

 Giới chuyên gia hy vọng, sau cuộc gặp vào thứ Tư, 12/11/2014, tại Bắc Kinh, nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được thêm các đồng thuận trong hồ sơ này.


Switch mode views: