Paris: Chưa đủ điều kiện giao tàu Mistral cho Nga
- Thứ Năm, 30 tháng Mười năm 2014 19:34
- Tác Giả: Anh Vũ
Chiến hạm Mistral chở trực thăng tại xưởng đóng tàu ở Saint-Nazaire, ngày 04/09/2014.
Reuters/Stephane Mahe
Liên quan đến các thông tin Pháp bàn giao chiếc tàu chiến Mistral đầu tiên đóng cho Nga, hôm nay 30/10/2014, Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin thông báo, các điều kiện để Pháp bàn giao tàu chiến Mistral « chưa hội đủ ».
Trên đài phát thanh RTL, Bộ trưởng Michel Sapin đã khẳng định : « Hiện nay các điều kiện vẫn chưa hội đủ » để giao tàu Mistral, trong khi đó vào hôm qua phía Nga cho biết đã sẵn sàng nhận chiến hạm mang trực thăng này vào giữa tháng 11 tới đây.
Vậy các điều kiện ở đây là gì ?
Bộ trưởng Tài chính Pháp giải thích đó là tình hình tại Ukraina phải theo hướng trở lại bình thường, giảm căng thẳng mà trong đó Nga đóng vai trò tích cực.
Hôm qua (29/10), Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogozine đã đăng trên tài khoản Twitter cá nhân thông báo tập đoàn công nghiệp hàng hải quốc phòng của Pháp đã có thư mời phía Nga ngày 14/11 tới đến cảng Saint – Nazaire , nơi đóng tàu chiến Mistral theo đơn đặt hàng của Nga từ năm 2011, để bàn giao chiếc Mistral đầu tiên và dự lễ hạ thủy chiếc thứ 2 đang hoàn thiện.
Trước đó một hôm, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian cũng đã cho biết Tổng thống Pháp François Hollande trong tháng 11/2014 sẽ ra quyết định về việc bàn giao tàu Mistral cho Nga.
Do diễn biến khủng hoảng Ukraina với sự can dự của Nga, hợp đồng đóng hai chiếc tàu chở trực thăng Mistral của Pháp với Nga đã gặp nhiều trục trặc khi đã đi vào giai đoạn cuối.
Nhiều nước trong NATO đã đề nghị Pháp hủy hợp đồng giao tàu Mistral cho Nga.
Tuy nhiên Matxcova đã cảnh báo Paris phải giao hàng đúng như hợp đồng không thì phải hoàn lại tiền.
Với chính phủ Pháp, hủy hợp đồng đóng tàu chiến cho Nga trị giá 1,2 tỷ euros này là một việc không hề dễ dàng, nhất là trong bối cảnh kinh tế Pháp đang trong tình trạng khó khăn như hiện nay.
Paris cố gắng gắn việc giao tàu Mistral cho Matxcơva với tình hình khủng hoảng Ukraina.
Trong khi thời hạn giao hàng theo hợp đồng đang cận kề, nhưng tình hình miền đông Ukraina không thấy có dấu hiệu cải thiện cũng như lập trường của Nga về khủng hoảng Ukraina không có gì thay đổi.
Tin mới
- Kim Jong Un điều chỉnh phi trường Bình Nhưỡng theo « ý thức hệ xã hội » - 01/11/2014 22:41
- Nam Phi bắt hai người Việt cùng một lượng sừng tê giác kỷ lục - 01/11/2014 16:50
- Trung Quốc thông qua luật chống gián điệp - 01/11/2014 16:42
- Nga, Ukraina, châu Âu : Lối thoát tạm thời cho xung đột khí đốt - 01/11/2014 03:47
- Pháp ngưng xây đập sau cái chết của một người biểu tình - 01/11/2014 03:00
- Mỹ vẫn theo sát tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện - 31/10/2014 23:21
- Biển Đông : Báo chí Trung Quốc yêu cầu Việt Nam "thực tâm" - 31/10/2014 22:41
- Nhiều trang web ở Việt Nam bị phạt tiền, tước giấy phép - 30/10/2014 21:15
- Báo Anh: Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam là “cú đánh hiểm vào Trung Quốc“ - 30/10/2014 21:05
- Thụy Điển chính thức công nhận Nhà nước Palestine - 30/10/2014 19:43
Các tin khác
- Miến Điện : Tổng thống kêu gọi đối thoại giữa quân đội và các đảng phái - 30/10/2014 18:54
- Trung Quốc: Không quân Nhật gây nguy hiểm tại Châu Á - 30/10/2014 18:47
- Indonesia: Từ chế độ quân phiệt đến dân chủ - 30/10/2014 15:53
- Chuyên gia Đài Loan : Việt Nam cố sức cải tạo địa hình Trường Sa - 30/10/2014 15:42
- Thời đại của xe hơi "tự động" - 29/10/2014 23:54
- Lầu năm góc mua thêm 43 chiến đấu cơ tàng hình F-35 - 29/10/2014 23:05
- Giới bảo vệ nhân quyền Indonesia chỉ trích tân Bộ trưởng Quốc phòng - 29/10/2014 22:30
- Đối lập Hồng Kông ngập ngừng về chiến lược hành động - 29/10/2014 22:22
- Trung Quốc và Nga : Trùm gián điệp mạng - 29/10/2014 22:09
- Trung Quốc nhắc Ấn Độ đừng can thiệp vào Biển Đông - 29/10/2014 22:02