Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ tố cáo lao động nô lệ trong ngành điện tử Malaysia

travail

REUTERS

 

Gần một phần ba trong số khoảng 350.000 người lao động trong ngành công nghiệp điện tử ở Malaysia phải làm việc trong điều kiện gần như nô lệ.

Theo hãng tin Anh Reuters, trên đây là lời tố cáo được nêu bật trong một bản phúc trình do Bộ Lao động Mỹ tài trợ và vừa được công bố.

Tác giả cuộc khảo sát là Verite, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ chuyên trách việc bảo vệ quyền của người lao động.
 Báo cáo cho thấy tình trạng lạm dụng người lao động hết sức phổ biến trong ngành công nghiệp điện tử Malaysia.

Có trọng lượng 75 tỷ đô la, công nghiệp điện tử là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế thiên nhiều về xuất khẩu của Malaysia.
Trong năm 2013, các mặt hàng điện và điện tử chiếm một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này.

Nhiều đại tập đoàn như Samsung của Hàn Quốc, AMD và Intel của Mỹ, hay Bosch của Đức đều có cơ sở tại Malaysia, cũng như các hãng điện tử như Flextronics, Venture, Jabil Circuit và JCY, chuyên sản xuất linh kiện cho điện thoại thông minh, máy tính hoặc máy in.

Bản báo cáo của Verite có thể gây ngạc nhiên vì lẽ Malaysia thường được xem là một quốc gia tôn trọng chuẩn mực lao động nhiều hơn là một số láng giềng như Trung Quốc.

Tuy nhiên, tổ chức phi chính phủ đã lên án một hệ thống đã lợi dụng một loạt các sửa đổi pháp luật trong những năm gần đây, theo đó các công ty tuyển dụng cho các công ty đa quốc gia đã tự cho mình quyền kiểm soát quá đáng trên các nhân viên mà họ trả lương, cung cấp nhà ở và quản lý.

Nghiên cứu này dựa trên các cuộc phỏng vấn với 501 nhân viên, trong đó có 28% được coi là ở trong tình trạng "lao động cưỡng bức", bị buộc phải làm việc, thường là để trả nợ cho công ty tuyển dụng.

Tỷ lệ này còn cao hơn - 32% - đối với người lao động nước ngoài đến từ Nepal, Miến Điện hay Indonesia.

Những người được phỏng vấn trong bản nghiên cứu cho biết là họ đã phải trả bình quân 2.985 ringgit - khoảng 925 đô la - cho những người môi giới ở nước họ hay ở Malaysia để có thể qua lao động ở Malaysia. Số tiền này lớn hơn thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Nepal.

Tổ chức Verite cũng ghi nhận sự kiện các công ty tuyển dụng thường xuyên tịch thu hộ chiếu của người lao động và đôi khi đòi hỏi hơn 1.000 đô la đối với những người muốn "mượn" lại giấy tờ này.

 

Switch mode views: