Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu trở lại gạo trồng tại Fukushima

Fukushima -gao


Gạo có nguồn gốc từ Fukushima gây lo ngại bị nhiễm phóng xạ.
REUTERS/Samrang Pring


Theo AFP hôm nay 19/08/2014, Liên hiệp các hợp tác xã nông nghiệp Nhật vừa thông báo bắt đầu cho xuất khẩu trở lại trong tháng này loại gạo trồng tại Fukushima.

Từ sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân hôm 11/3/2011, lúa gạo cũng như tất cả các sản phẩm nông nghiệp khác sản xuất trong vùng Fukushima đều bị cấm lưu hành trên thị trường.

Lô hàng gạo đầu tiên của Fukushima sẽ được xuất sang Singapore. Tất nhiên là số gạo này phải được kiểm tra phóng xạ đặc biệt ngặt nghèo và đã được nhà nhập khẩu Singopore chấp nhận.

Theo hiệp hội Nhật nói trên thì từ ngày 22/8 tới, những túi gạo 5 kg loại Koshihikari sản xuất từ vùng Fukushima sẽ dược bán ra thị trường.
Một chiến dịch quảng bá sẽ được tiến hành để giải thích cho người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.

Koshohikari là loại gạo đặc biệt nổi tiếng của Nhật, một nguyên liệu không thể thiếu để chế biến món ăn Sushi đã trở nên phổ biến khắp thế giới.

Sản phẩm gạo Fukushima là mặt hàng ưa chuộng của các khách hàng tại Trung Quốc, Hàn Quốc. Kể từ khi xảy ra tai nạn hạt nhân năm 2011, tất cả các nước đều đã dừng nhập khẩu loại gạo này.
Hiện tại Singapore là khách hàng đầu tiên chấp nhận nhập trở lại gạo Fukushima.

Không chỉ có gạo, nhiều nước còn tránh nhập tất cả các loại lương thực thực phẩm được sản xuất trong vùng Fukushima, mặc dù các sản phẩm này đã dần dần được lưu hành ở thị trường nội địa cùng với những tiêu chuẩn an toàn đặc biệt.

Dù chính phủ và Liên hiệp các hợp tác xã nông nghiệp Nhật cũng như chính quyền địa phương Fukushima cố gắng thuyết phục người tiêu dùng rằng các sản phẩm trong vùng đến nay là tuyệt đối an toàn về phóng xạ, nhưng vẫn còn nhiều người dân Nhật và khách hàng nước ngoài vẫn còn rất dè chừng với những sản phẩm có nguồn gốc từ vùng Fukushima.


Switch mode views: