Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thái Lan gây sức ép trên Lào về đập Don Sahong

siteofdonsahong


Địa điểm Lào dự tính xây đập Don Sahong
@international rivers


Hôm nay, 26/06/2014, một cuộc họp cấp Bộ trưởng 4 nước trong Ủy hội Sông Mêkông mở ra tại thủ đô Thái Lan.

 Điểm gây tranh cãi nhất là quyết định của Lào xúc tiến việc xây dựng đập thủy điện Don Sahong gần biên giới với Cam Bốt, ngay trên dòng chảy sông Mêkông, phớt lờ sự phản đối của Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam.

Theo nhật báo The Bangkok Post, trong cuộc họp này, Thái Lan quyết tâm đòi Lào đình hoãn dự án.
Theo The Bangkok Post, đại diện Thái Lan tại cuộc họp sẽ yêu cầu chính quyền Vientiane thực hiện đúng quy trình tham vấn các nước thành viên trước khi xúc tiến việc xây dựng con đập.

Trong thời gian qua, Lào đã tự ý thực hiện đề án Don Sahong mà không tiến hành thủ tục tham vấn các quốc gia láng giềng.
Ông Chote Trachoo, Thư ký thường trực Bộ Môi trường và Tài nguyên, đứng đầu phái đoàn Thái Lan tại cuộc họp, cho biết là Bangkok sẽ đưa ra yêu cầu trên.
 Theo ông, ngoài Thái Lan, Việt Nam và Cam Bốt cũng rất quan ngại trước nguy cơ đập Don Sahong tác hại đến hệ sinh thái của sông Cửu Long, và sinh kế của cư dân sống nhờ con sông.

Theo nhân vật này, chính quyền Lào cũng cần thực hiện một công trình đánh giá tác động môi trường và tác động xuyên biên giới của dòng sông trước khi bắt đầu dự án.
Don Sahong là đập thủy điện thứ hai mà Vientiane cho xây dựng trên dòng Cửu Long, sau khi đã đẩy mạnh đề án xây đập Xayaburi ở vùng Thượng Lào bất chấp phản ứng dè dặt của chính quyền Việt Nam và Cam Bốt, cũng như những lời báo động từ phía các tổ chức bảo vệ môi trường.

Vào năm ngoái, Lào loan báo quyết định xây đập Don Sahong theo thủ tục bình thường, không kinh qua tiến trình tham vấn.
Vientiane viện cớ rằng đây chỉ là đập xây trên nhánh phụ chứ không phải trên dòng chính của con sông.

Tuy nhiên, Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan đã phản bác lập luận trên, cho rằng dự án phải trải qua một « quá trình tham vấn trước » các quốc gia thành viên của MRC, do tác hại đáng kể của công trình này.

Theo giới khoa học, tác hại của đập Don Sahong rất ghê gớm do vị trí của nó ngay trên đường di cư của cá ở sông Mêkông.
Do cá không qua được con đập để lên thượng nguồn sinh sản, khối lượng lớn cá rất dồi dào ở sông Cửu Long sẽ bị giảm sụt đáng kể, thậm chí nhiều loài có nguy cơ tiệt chủng.


Switch mode views: