Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Đông có nguy cơ bị lôi vào vòng chiến tại Syria

syria hezbollah

 


Những người ủng hộ Hezbollah ở Beirut dự đám tang của một binh sĩ phe này tử thương tại chiến trường Syria, ngày 26/05/2013.
EUTERS/Issam Kobeisy/Files

 

Sự kiện phe Hồi giáo võ trang Hezbollah từ Liban kéo quân sang Syria trực tiếp giúp chế độ Damas đã tạo thêm hận thù giữa hai hệ phái đạo Hồi Chi-it và Sunit.

Giới phân tích lo ngại nội chiến tại Syria sẽ gây rối loạn khắp Trung Đông khi dị biệt lịch sử giữa hai hệ phái biến thành xung đột vì quyền lợi chính trị.

Để giúp quân đội chính phủ Syria tái chiếm thành phố chiến lược Qusseir, tổ chức Hồi giáo võ trang Hezbollah ở Liban hy sinh 350 chiến binh sau 17 ngày chiến đấu.

Lực lượng dân quân theo hệ phái Chi-it và do Iran tài trợ đã công khai tuyên bố lao vào cuộc nội chiến tại Syria, bên cạnh quân đội trung thành với Tổng thống Bachar Al Assad, cũng đang được các chiến binh hồi giáo Chi-it người Irak tiếp sức để đương đầu với lực lượng nổi dậy tại Syria, đa số là tín đồ hệ phái Sunit.

Phe hậu thuẫn các lực lượng nổi dậy tại Syria đã phản ứng lập tức.

Giáo chủ Abdel Aziz Al-Cheikh ở Ả Rập Xê Út kêu gọi « các chính phủ và lãnh đạo tôn giáo trừng phạt « những nhóm giáo điều thối tha ».

Tổ chức Hồi giáo Liban Hezbollah bị đồng đạo nhưng khác hệ phái xem là « quỷ Satan».

Lãnh đạo tạm thời của Liên minh đối lập Syria, ông George Sabra tố cáo Hezbollah và hai nước Iran và Irak nơi hệ phái Chi-it nắm quyền có « ý đồ kéo cả khu vực vào chiến tranh hệ phái tôn giáo ».

Chế độ Damas hiện nằm trong tay những người Hồi giáo Allaoui, một chi nhánh của hệ Chi-it, trong khi đa số dân lại thuộc hệ Sunit, đứng bên lề xã hội và chính quyền.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra bạo loạn tại Syria.

Trong thập niên 1980, cha của Tổng thống hiện tại đã đem quân đàn áp một phong trào đối lập tại Homs, sát hại hơn 20 ngàn người.

Tham vọng của gia đình Al Assad xây dựng một chế độ độc quyền gia tộc dựa trên một thiểu số thống trị đa số, một lần nữa đã đưa Syria vào lửa đạn.

 Nhưng lần này quốc gia đa sắc tộc này đứng trước hai nguy cơ : hoặc bị chia cắt, hoặc xung đột triền miên, và tệ hơn nữa lôi kéo cả khu vực Trung Đông vào cuộc sau hai năm nội chiến.

Để trở lại căn nguyên nguồn cội cuộc chiến Syria , RFI đặt câu hỏi với chuyên gia dân tộc học, ông Nguyễn Văn Huy tại Paris :


« Dựa vào sự kiện hiện trường và địa lý chiến lược thì Syrie co stheer chia cắt làm hai : phía bắc gồm người theo hệ phái Sunit do Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia dầu hỏa ủng hộ.
Phía nam, từ Homs trở xuống nam sẽ do người theo hệ phái Allaoui chiếm giữ.
Nội chiến sẽ kéo dài vì không bên nào nhượng bên nào… »

Căng thẳng giữa hai hệ phái lên cao độ sau khi Qusseir thất thủ.

Các quốc gia dầu hỏa trong vùng như Ả Rập Xê Út, Qatar, Koweit… trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh CGC, hôm thứ Hai vừa qua, thông báo « trừng phạt thành viên Hezbollah từ « việc cư trú » cho đến « quyền lợi thương mại và tài chính ».

Tại Irak, Thủ tướng Nuri Al Maliki, thuộc hệ Chi-it đang bị đối lập thuộc hệ Sunit chống đối mạnh. Chủ nhật vừa qua, ông cảnh báo « một cơn bão xung đột tín ngưỡng đang thổi qua khu vực ». Hàng chục chiến binh Irak tử trận tại Syria đã được đem về an táng trong nước;

Chuyên gia Abdelkhalekh Abdallah, đại học Tiểu vương quốc Ả Rập lo ngại dị biệt lịch sử giữa hai hệ phái Sunit và Chi-it sẽ trở thành xung khắc vì quyền lợi chính trị hơn là vì tôn giáo.

Trong số 1,4 tỉ tín đồ Hồi giáo trên thế giới, hệ phái Sunit chiếm đại đa số và do Ả Rập Xê Út lãnh đạo, trong khi đó thì Iran làm đầu tàu của phe thiểu số Chi-it.

Còn theo nhà bình luận Liban, Hazem Sagheye thì xung đột tại Syria đã tạo ra trận tuyến giữa hai phe Sunit và Chi-it như trường hợp Liban, nơi mà phe ủng hộ Damas và phe ủng hộ đối lập Syria đã gần như công khai sát hại lẫn nhau trong những tuần qua.

Nhà phân tích Tarek Al Homayed người Ả Rập Xê Út dự báo là căng thẳng giữa hai hệ phái sẽ làm cho Al Qaida và các thủ lãnh Hồi giáo cực đoan càng cuồng tín hơn.

Thêm vào đó, mối hận thù giữa Ả Rập Xê Út và Iran có nguy cơ lôi kéo Syria, Irak, Liban và cả Yemen nơi mà phe Chi-it nổi dậy bị đối lập Syria tố cáo là đã xâm nhập vào Syria để tiếp tay với quân đội của Bachar al-Assad.

Chuyên gia Tarek Al Homayed dự báo với sự tham gia của những tổ chức cuồng tín, cực đoan từ hai phía, chiến sự sẽ không còn giới hạn tại Syria và sẽ làm cho toàn khu vực Trung Đông rơi vào hỗn loạn.



Switch mode views: