Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 10-06-2013

 Quan hệ Mỹ-Trung : Vỏ hòa dịu bọc những cái gai

California USA-CHINA



Lãnh đạo Mỹ Trung tại California. Ảnh ngày 08/06/2013
Reuters

 

Trong các hồ sơ lớn, báo Pháp hôm nay 10/06/2013, trở lại hai sự kiện : cuộc gặp thượng đỉnh Obama – Tập Cận Bình ở Califorrnia, và chuyến đi Nhật của tổng thống Pháp.

Về cuộc gặp Mỹ - Trung, các báo đều nhấn mạnh trên không khí hòa dịu mà hai lãnh đạo cố tạo ra, trong lúc gai góc vẫn còn nhiều trong quan hệ song phương.

Báo Les Echos nhận thấy là Obama và Tập Cận Binh đi tìm sự tin tưởng lẫn nhau, tít bài phân tich trang ý kiến.

Trong mắt tác giả bài báo, đây là cuộc gặp giữa một bên là Trung Quốc, cường quốc đang trở lại vị trí đã có trước đây, và một bên là nước Mỹ, cường quốc không còn hoàn toàn được như xưa.

Le Figaro cũng cùng đánh giá. Trong hàng tựa trang quốc tế, tờ báo cho là « Barack Obama và Tập Cận Bình tạo không khí qua hình ảnh ».

Bên dưới, tờ báo ghi nhận là trong một khung cảnh điền viên thơ mộng ở California, hai lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã dàn dựng bước đầu một quan hệ có thể cho phép vượt lên trên nhiều mối căng thẳng.

Le Figaro tỏ vẻ thán phục đánh giá là hình ảnh hoàn hảo, đúng theo ‘kế hoạch giao tế’, được lễ tân Trung Quốc và Mỹ chuẩn bị kỹ càng : Hai ông Obama và Tập Cận Bình mặc áo sơ mi, không vét, không cà vạt, đi dạo trong khung cảnh cây cỏ tươi mát của Sunnylands.

Hình ảnh một Tập Cận Bình tươi cười với Obama là nhằm trấn an dư luận Mỹ.

Hai lãnh đạo đã thông báo dõng dạc ý định đầu tiên của họ là phá tan băng đá, và tìm hiểu nhau qua trao đổi không chính thức.

Họ muốn cho dư luận hai bên thấy nền tảng của một trục Bắc Kinh - Washington hòa dịu, sau những năm căng thẳng không ngừng gia tăng trên mặt chính trị, kinh tế và quân sự giữa một siêu cường quốc đang khá suy yếu và bên kia là một siêu cường quốc đang trên đường hình thành.

Le Figaro nhận thấy là trục hòa dịu nói trên đang được phác họa trên những hồ sơ bấy lâu nay gây căng thẳng : Mậu dịch - mà các cuộc thương lượng song phương sẽ diễn ra vào tháng 7 tới đây tại Washington - hay hồ sơ Bắc Triều Tiên - ông Tập Cận Bình đã công khai không chấp nhận việc chế độ Bình Nhưỡng trang bị đầy hỏa tiễn đạn đạo và đầu đạn hạt nhân.

Điêm tích cực khác nữa mà le Figaro thấy khá bất ngờ là trên hồ sơ khí thải gây ô nhiễm mà Trung Quốc có vẻ đồng ý với Mỹ.

Hòa dịu Mỹ Trung cũng có giới hạn

Tuy nhiên Le Figaro nhìn thấy sự hòa dịu này cũng có giới hạn. Tuy tươi cười thoải mái nhưng ông Obama đã không ngần ngại cảnh cáo trên vấn đề gián điệp trên mạng : Nếu không được giải quyết, hồ sơ có thể trở nên một vấn đề rất khó khăn trong quan hệ thương mại hai bên.

Trung Quốc thì vẫn giữ nguyên lập trường.

Hồ sơ khác đầy gai góc mà Trung Quốc vẫn giữ nguyên quan điểm liên quan đến Đài Loan và các sự cố ở vùng biển Hoa Đông, giữa Nhật và Trung Quốc.

Le Figaro kết luận : « Mô hình mới quan hệ Mỹ Trung được rao giảng, ca ngợi và đươc thoáng nhìn thấy ở California không phải là một ảo giác, nhưng con đường đến đó còn dài, còn cần phải rất nhiều nỗ lực.

Le Figaro trở lại sự kiên người em vợ của ông Lưu Hiểu Ba, ông Lưu Huy vừa bị kết án 11 năm tù về tội danh gian lận địa ốc. 11 năm tương tự như bản án của ông Lưu Hiểu Ba về tội ‘lật đổ chính quyền’.

Tồ báo trích lời một trí thức xin giấu tên, ghi nhận việc bản án đươc đưa ra vào lúc ông Tập Cận Bình kết thúc cuộc gặp gỡ với ông Obama, đấy không phải sự trùng hợp tình cờ mà là một hành động thách thức.

Vả lại theo Le Figaro, các nhà ngoại giao Mỹ và Châu Âu đã có mặt bên ngoài tòa án xét xử ông Lưu Huy.

Pháp -Nhật thuận thảo trên hồ sơ hạt nhân

Một chuyến đi khác được bình luận dông dài hôm nay là chuyến công du Nhật Bản của tổng thống Pháp. Các báo nêu bật thuận lợi trên mặt hợp tác về điện hạt nhân.

Les Echos phân tích mục tiêu đầu tiên của chuyến đi : Thúc đẩy mạnh mẽ hơn công cuộc đối tác kinh tế. Tờ báo chơi chữ trong hàng tít trang thế giới : « Tại Tokyo tổng thống Pháp quảng cáo các ‘Hollandomics’ của ông ( tức chính sách kinh tế của ông, tương tự như chính sách kinh tế của thủ tương Nhật được mệnh là Abenomics).

Theo tờ báo điểm tích cực là Pháp và Nhật sẽ hợp tác cùng phát triển lò phản ứng hạt nhân đời thứ 4. Nhưng Les Echos cũng nêu bật điểm làm ông Hollande đôi chút bực mình là ông đã bị chất vấn về việc Pháp bán thiết bị cho lực lượng tuần duyên Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái.

Từ khi khám phá vụ việc, Tokyo đã rất bực tức xem đó là một vấn đề quốc gia đại sự. Ông Hollande đã phải giải thích và kêu gọi Nhật phải hiểu là Pháp cần làm việc với toàn Châu Á, và không chống đối nước này với nước nọ.

Ông Hollande đã tỏ ra thẳng thắn. Theo ông, Pháp có mối quan hệ hữu nghị lâu đời với Trung Quốc và có công cuộc đối tác ngoại lệ vớí Nhật, đừng bắt Pháp phải chọn lựa.

Libération cũng như La Croix chú ý đến công cuộc hợp tác Pháp Nhật trên mặt điện hạt nhân.

Libération hóm hỉnh trong hàng tựa : « Paris và Tokyo cùng hòa điệu trên việc thúc đẩy (điện) nguyên tử » và nhấn mạnh trên mục tiêu cuối cùng của công cuộc đối tác hai bên là bán công nghệ học nguyên tử cho các nước khác.

La Croix, dưới tựa đề trang kinh tế : « Hạt nhân Pháp được củng cố ở Nhật Bản » cũng nêu vấn đề bán công nghệ học nói trên, cho đấy là điều nằm trong kế hoạch vực dậy kinh tế của thủ tướng Nhật. Tổng thống Pháp đã thấy thuận lợi mà tập đoàn Pháp Areva có thể giành được.

Hollande tại Nhật : Những ‘nốt nhạc lạc điệu’

Chuyến công du Nhật Bản của Tổng thống Pháp Hollande, theo Le Monde, đã được chuẩn bị rất kỹ, đến từng chi tiết nhỏ, vì một chuyến viếng thăm cấp nhà nước tại Nhật rất đặc biệt. Với sự chuẩn bị như thế, chuyến đi chỉ có thể là ‘hoàn hảo’.

Trong hai ngày đầu - 48 tiếng đồng hồ - theo Le Monde, quả là như thế. Kể cả vào ngày thứ Sáu, trong buổi đón tiếp của Nhật Hoàng, ông Hollande đã nghiêng mình rất đúng mức như quy định, 15 độ thôi, không như ông Obama năm 2009, đã nghiêng mình đến 45 độ, và bị xem là quá cung kính. Buổi dạ tiệc cũng diễn ra mỹ mãn.

Nhưng có điều là vở ballet nào, dù có tập diễn đến đâu, cũng khó tránh khỏi bất ngờ. Và chuyến đi này của ông Hollande lại đầy rẫy sự cố.

Không kể những tin đến từ Pháp làm nghi thức có phần bị xáo trộn, như tin về cái chết của Meric hay nhà báo Pháp bị bắt cóc ở Syria, thì còn có cả những sự cố khác.

Đáng nói là lúc ông Hollande chia buồn cùng thủ tướng Nhật về công dân Nhật bị chết trong vụ bắt con tin ở In Amenas (Algeri), nhưng lại nói tôi chia buồn cùng nhân dân Trung Quốc. Phủ tổng thống Pháp rất lúng túng, cho đấy là do ông Hollande quá mệt.

Phía Nhật cũng không tránh khỏi sai lầm lý thú khi trong buổi tiếp đón phái đoàn Pháp. Phía Nhật đã tưởng lầm bà Fleur Pellerin, gốc Hàn Quốc, bộ trưởng đặt trách xí nghiệp vừa và nhỏ là vợ của một bộ trưởng khác, Guillaume Garot, cũng đi trong đoàn.

Virút cúm gia cầm H7N9 có khả năng gây ra đại dịch ?

Trên bình diện bệnh dịch, Les Echos hôm nay chú ý đến cúm gia cầm, e ngại một đại dịch. Tờ báo cho là mối đe dọa về một đại dịch cúm gia cầm là có thật.

Theo Les Echos, virút cúm gia cầm H7N9 không được quần chúng biết đến cho đến tháng Tư vừa qua, nay đã nhiễm hơn 130 người.

Virút độc hại, lại kháng các thuốc chữa trị đến nay, làm cho giới y học rất lo ngại. Họ không còn gạt qua một bên khả năng truyền từ người sang người.

Theo Les Echos, hiện virút H7N9 còn làm cho các nhà khoa học lo ngại hơn cả virút H5N1 trước đây. Tờ báo nhắc lại là xuất hiện năm 2005 tai Đông Nam Á, H5N1 nhiễm đến 500 người sau nhiều tháng.

Còn đối với H7N9, chỉ trong vài tuần lễ nó đã nhiễm cho hơn 130 người, cho thấy sức lây lan của nó có khả năng dẫn đến đại dịch. Virút này đã xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới.Cho đến nay có 36 người đã bị thiệt mạng.

Tờ báo nhắc lại từ năm 1918 với đại dịch cúm, gọi là cúm Tây Ban Nha, làm 20 triêu người thiệt mạng, thế giới đã kinh qua 3 dịch cúm lớn (1918, 1957, 1968 : cúm Hồng Kông). Virút H7N9 có thể gây ra dich lớn thứ tư.

Vấn đề là virút gây các đại dịch nói trên đều xuất phát từ Trung Quốc, Hồng Kông : Cúm năm 1918 đến từ do virút H1N1 xuất phát từ Hoa Kỳ nhưng lại do một chủng xuất hiện ở Trung Quốc ; dịch năm 1957 gọi là cúm Châu Á do virút H2N2 gây nên, gốc từ Quý Châu, đã làm 2 triệu người chết theo số liệu chính thức ; dịch năm 1968 gọi là cúm Hồng Kông do virút H3N2, biến thể từ một virủt cúm người, đã làm 1 triệu người chết.

Theo Les Echos sau đỉnh cao tại Hoa Kỳ, thì đã có vaxin cho đợt cúm Hồng Kông, nhưng đối với hai đợt dịch trước thì không. Riêng đối với H5N1, hiện chưa có vaccin hữu hiệu.

Thời sự khác

Thời sự nước Pháp với báo cáo về việc cải tổ hệ thống hưu bổng được trình lên thủ tướng Pháp trong tuần này, phong trào chống đối tiếp tục sôi sục ở Thổ Nhĩ Kỳ, đó là những chủ đề cũng chiếm các dòng tựa lớn ngày đầu tuần này.

 Chạy tít đầu về Thổ Nhĩ Kỳ, Libération đăng ảnh quãng trường Taksim đông nghẹt người biểu tình và nói đến : « Thổ Nhĩ Kỳ : Nền cộng hòa Taksim ».

Trong lúc đó, báo l’Humanité chạy hàng tít lớn : « Trong chảo dầu sôi sục của quãng trường Taksim ».

Tờ báo đã gởi đặc phái viên đến tìm hiểu tình hình, nhận thấy là vẻ cứng rắn của thủ tướng Erdogan đã không uy hiếp được người biểu tình.


Switch mode views: