Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

G20: Một số tín hiệu lạc quan trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung

Achentina-G20

Ảnh lãnh đạo thế giới dự thượng đỉnh G20, chụp tại Buenos Aires, Achentina, ngày 30/11/2018.
REUTERS/Marcos Brindicci

Trong ngày họp thứ nhì thượng đỉnh G20, sự kiện được chờ đợi nhất là buổi làm việc vào tối 01/12/2018 giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Washington và Bắc Kinh liệu có khép lại cuộc chiến tranh thương mại hay không ?

Hồ sơ thương mại làm lu mờ những chủ đề nhậy cảm khác, từ biến đổi khí hậu đến khủng hoảng Syria hay cuộc đọ sức giữa Nga với Ukraina trong vùng biển Azov.

Nguyên thủ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới làm việc trong bữa tiệc tối nay 01/12/2018 để thảo luận về cuộc đọ sức thương mại đã kéo dài từ tháng 3.

Trả lời báo tài chính Mỹ FTN Financial, kinh tế gia Christopher Low tỏ ra lạc quan nhận định "tổng thống Trump để ngỏ khả năng tìm được đồng thuận với Trung Quốc".
Về phía Bắc Kinh, theo Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình cam kết "tiếp tục cải tổ để mở cửa thị trường Trung Quốc và bảo vệ tốt hơn các quyền sở hữu trí tuệ".

Hãng tin Reuters trích dẫn một quan chức cao cấp của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho biết đôi bên vẫn còn "một số bất đồng" nhưng "khả năng đạt được đồng thuận ngày càng lớn".
Đại diện Thương Mại Mỹ, Robert Lighthizer cũng tỏ ra lạc quan khi tuyên bố : "Sẽ là một bất ngờ nếu như đối thoại Mỹ Trung thất bại lần này".

Một dấu hiệu lạc quan khác là 24 giờ trước buổi làm việc song phương Donald Trump –Tập Cận Bình tại Buenos Aires, bên lề thượng đỉnh G20, chỉ số chứng khoán tại Wall Street tăng giá.
Giới trong ngành kỳ vọng Washington và Bắc Kinh sớm cải thiện quan hệ thương mại.

Một thành công lớn khác của tổng thống Donald Trump lần này tại thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires là hôm qua, ông đã chính thức ký tên vào tân hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ với Canada và Mêhicô.
Thỏa thuận này được coi là có lợi hơn cho kinh tế Hoa Kỳ so với NAFTA trước đây.

Châu Âu mờ nhạt tại G20 Achentina

Trong khi đó vai trò của các lãnh đạo châu Âu tại thượng đỉnh Achentina lần này nhạt mờ.
Thủ tướng Đức, Angela Merkel đến họp trễ mất 12 giờ đồng hồ vì trực trặc máy bay.

Hồ sơ chống biến đổi khí hậu, một ưu tiên của Paris bị đẩy xuống hàng thứ yếu.
Thậm chí chưa chắc là các bên sẽ ra được một thông cáo chung kết thúc hội nghị như ghi nhận của đặc phái viên RFI, Veronique Rigolet từ Buenos Aires :

"Châu Âu, mà đứng đầu là tổng thống Macron không quản ngại nỗ lực để áp đặt quan điểm của Liên Âu về khí hậu và thương mại.
Ngay từ sáng hôm qua, nhiều lãnh đạo châu Âu đã bắt đầu phô trương sức mạnh, thể hiện đoàn kết tại thương đỉnh G20 lần này, nhưng kết quả không nhiều.
Pháp và Trung Quốc hôm qua đã đạt được thỏa thuận hai chiều, một bên nhấn mạnh đến hiệp định khí hậu Paris còn bên kia là dự án cải tổ Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.

Hai điều khoản này sẽ được đề cập đến trong một văn bản của G20 hay trong thông cáo kết thúc hội nghị tại Buenos Aires.
Nhưng chưa có gì chắc chắn là các bên sẽ đạt được đồng thuận về một bản thông cáo chung. Cho đến tận sáng nay, mọi việc còn mơ hồ".
Vẫn theo đặc phái viên của đài RFI, Véronique Rigolet, Liên Hiệp Châu Âu thực sự khó khẳng định vị trí của mình trước những ông khổng lồ như là Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Xích mích giữa Emmanuel Macron và Donald Trump càng khiến tình hình thêm rắc rối.

Trong những cơ hội như thế này, gần như chưa bao giờ Pháp và Mỹ không họp tay đôi bên lề hội nghị. Nhưng lần này nguyên thủ hai nước không dự trù một buổi làm việc song phương tại Buenos Aires.

Lãnh đạo châu Âu duy nhất mà ông Donald Trump muốn tiếp là bà Angela Merkel.
 Thủ tướng Đức vắng mặt hôm qua, do chuyên cơ của bà bị hỏng. G20 chỉ còn vài giờ để tháo gỡ bế tắc, đặt đồng thuận về một bản thông cáo chung, dù là tối thiểu.

 Bằng không, G20 lần này sẽ là sẽ trở thành biểu tượng của sự chia rẽ, nhất là khi nguyên thủ các nước dường như thiên về những cuộc họp song phương hơn là các cuộc đối thoại chung giữa 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Switch mode views: