Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tàu cao tốc Pháp-Đức hợp nhất đối phó với cạnh tranh Trung Quốc

alstom-m-a-siemens 1


Một tàu cao tốc AGV (Automotrice à grande vitesse), do tập đoàn Alstom chế tạo, phiên bản cải tiến của tàu TGV, tại Saint-Ouen, ngoại ô Paris, ngày 26/09/2017.
Fuentes/File Photo

Tập đoàn Alstom của Pháp và Siemens của Đức sẽ sáp nhập các hoạt động đường sắt, theo loan báo tối qua 26/09/2017 từ phía Pháp.

Đây là một liên minh về kinh tế để chống lại tập đoàn Trung Quốc CRRC, đồng thời mang tính chính trị, được nguyên thủ Pháp-Đức đồng thuận.

« Siemens Alstom » sẽ trở thành tập đoàn đứng nhì thế giới về phương tiện đường sắt, đứng nhất về hệ thống tín hiệu.

 Tàu cao tốc (TGV) Pháp-Đức có số vốn góp tương đương giữa đôi bên trong bốn năm đầu, nhưng thỏa thuận dự kiến Siemens sau đó sẽ tăng vốn lên trên 50,5%.
Phía Đức đóng góp các hoạt động đường sắt, và nhận lại phân nửa số vốn của tập đoàn Pháp Alstom.
 Tập đoàn mới sẽ được niêm yết tại thị trường chứng khoán Pháp và sẽ có trụ sở đặt tại ngoại ô Paris.

 Tổng giám đốc Alstom Henri Poupart-Lafarge sẽ là người đứng đầu « Siemens Alstom ».
 Ngược lại chính phủ Pháp hiện là cổ đông, sẽ không tham gia góp vốn.

Việc mất quyền kiểm soát một trong những ngọn cờ đầu của ngành kỹ nghệ nước Pháp gây e ngại, nhất là đối với các nghiệp đoàn.
Chính phủ Pháp trấn an rằng Siemens cam kết duy trì số nhân viên và các nhà máy tại Pháp trong vòng bốn năm.

Phía sau liên minh TGV Pháp-Đức là chiếc bóng đầy đe dọa của CRRC, tập đoàn Trung Quốc đã đặt chân được vào châu Âu qua các hợp đồng với Cộng hòa Séc và Bulgari.

Doanh số năm ngoái của CRRC gần 30 tỉ euro, và được chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ mạnh mẽ.
Đây là một trong những lý do khiến Alstom và Siemens phải nhanh chóng liên kết với nhau, chận đứng tham vọng của Trung Quốc trong lãnh vực đường sắt đô thị.

Liên minh này còn mang tính chính trị, trong bối cảnh tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn xích gần lại với Đức, mong tìm được sự ủng hộ đối với chính sách tương lai cho Liên Hiệp Châu Âu.


Switch mode views: