Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hồng Kông trong bàn tay thép của Trung Quốc

2014-03-16T HONGKONG

Người Hoa lục biểu tình tại Hồng Kông, chống lại một cuộc tập hợp của người Hồng Kông phản đối du khách Trung Quốc, 16/03/2014.
Reuters

Ngày 01/07/2017 tới đây là đúng 20 năm Hồng Kông trải nghiệm chính sách « một quốc gia, hai chế độ », theo đề xuất của Đặng Tiểu Bình khi đàm phán với Luân Đôn và sẽ kéo dài đến 50 năm.
 Thực tế cho thấy hệ thống này đang bị sụp đổ từng mảng lớn. Vì sao Bắc Kinh không tôn trọng lời hứa ?

Theo tinh thần nguyên tắc « một quốc gia hai chế độ », Hồng Kông phải được hưởng tự do dân chủ cho đến năm 2047.
Đây là những quyền chính trị xa lạ đối với người dân tại lục địa.

Tuy nhiên, 20 năm sau ngày nhượng địa cũ của Anh Quốc được trao lại cho Trung Quốc, đông đảo người dân Hồng Kông cảm thấy các quyền tự do tại đặc khu hành chính bị thu hẹp dần dần.
Hai chế độ đâu không thấy mà chỉ thấy hai bàn tay thép.

Trưng cầu dân ý trước 2047 ?

Trong bối cảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp đi Hồng Kông dự lễ kỷ niệm, giáo sư Lâm Lập Hoà (Willy Lam), một nhà phân tích có uy tín nhận định một cách khéo léo : nguyên tắc một quốc gia đang lấn át nguyên tắc hai chế độ.

Trong khi đó, giới tranh đấu dân chủ không giấu lo âu.
Đối với Hoàng Chi Phong, 20 tuổi, một trong những khuôn mặt tiên phong của phong trào xuống đường năm 2014 thì vùng lãnh thổ 1000 km2 này đang đứng trước một khúc quanh : Quy chế chính trị của Hồng Kông đang bị đe dọa.

Cho đến nay thì Hồng Kông vẫn còn những đặc quyền so với Hoa lục, như tự do phát biểu, tư pháp độc lập và một chút dân chủ trong việc bầu cơ quan lập pháp.

Thế nhưng, nhiều biến cố gần đây làm công luận nghi ngờ ý đồ của Bắc Kinh như là vụ bắc cóc năm nhân viên và chủ nhân một nhà sách, chuyên phát hành các cuốn « thâm cung bí sử » của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Bằng mọi giá, Bắc Kinh không để vi-rút dân chủ lan sang Hoa lục.

Từ khi phong trào Dù Vàng làm tê liệt Hồng Kông trong hai tháng của năm 2014, lời kêu gọi Hồng Kông tự trị, thậm chí độc lập, ngày càng xuất hiện nhiều.
Hoàng Chi Phong, nay là lãnh đạo đảng Demosito, lưu ý là trước năm 1997, người dân Hồng Kông chưa bao giờ được Luân Đôn và Bắc Kinh hỏi ý kiến.

Phải tổ chức trưng cầu dân ý về tương lai của Hồng Kông, trước khi hiệp ước chuyển tiếp Trung Quốc - Anh Quốc hết hạn vào năm 2047, đó là mục tiêu tranh đấu của đảng đối lập này.

Tuy nhiên, công luận Hồng Kông bị phân hóa. Một phần dân chúng muốn yên phận vì thấy Trung Quốc quá mạnh.
Phần khác, nhất là doanh nhân và chính trị gia chuyên nghiệp được Trung Quốc ưu đãi, tiếp tục bảo vệ tư lợi.

 Cựu lãnh đạo an ninh Hồng Kông Diệp Lưu Thục Nghi (ReginaIp), một người bị phe dân chủ gọi là tay sai của Trung Quốc, cho rằng quy chế « bán tự trị đứng vững » cần gì thay đổi.

Tân trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), thân Trung Quốc, cam kết « hàn gắn » mối xung khắc giữa hai cộng đồng, nhưng dứt khoát bác bỏ chủ trương độc lập với Hoa lục.
Ngoài yếu tố chính trị, người dân Hồng Kông còn bị chia rẽ vì cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn và vì giá nhà đất leo thang, do đầu tư địa ốc của doanh nhân Hoa lục.
 La Quán Thông (Nathan Law), dân biểu đối lập và cũng là người trẻ nhất trong nghị viện, bi quan : người Hông Kông đã mất hết hy vọng. Đó là vấn đề rất lớn của Hồng Kông.

Xem gương Hồng Kông nhìn lại Biển Đông

Theo Japan News, lãnh đạo Trung Quốc hiện nay là Tập Cận Bình không có ý đồ bóp chết Hồng Kông. Áp lực tại Hồng Kông xuất phát từ cá tính độc đoán của nhân vật được mô tả là « đệ tử hàng đầu của Mao ».

Nếu quan sát kỹ, chính sách của Tập Cận Bình thi hành tại Hồng Kông diễn ra cùng lúc và cùng chiều tại Hoa Lục và trên biển : đàn áp nhân quyền, kềm kẹp tự do ngôn luận trong nước và ráo riết bành trướng ở Biển Đông và Hoa Đông.

Theo lý giải của các quan chức của đảng Cộng Sản Trung Quốc thì căng thẳng hiện nay không phải do đối chọi ý thức hệ, mà là do « xung đột giá trị toàn diện ».
Nói cách khác, Bắc Kinh tìm cách trấn áp mọi phong trào chống đảng Cộng Sản và ngược lại để sống còn, Hồng Kông tìm mọi cách bảo vệ các quyền tự do.

Về lâu về dài, xung khắc này có thể xem là hệ quả cuộc đối đầu giữa hai phong trào : một bên là nỗ lực dân chủ hóa Trung Quốc và bên kia là Hán hóa Hồng Kông.

Switch mode views: