Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Miến Điện hủy bầu cử tại các vùng sắc tộc nổi dậy

MYANMAR-ELECTION

Các ủng hộ viên Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ tập hợp tại Taikkyi, ngoại ô Rangoon, Miến Điện, ngày 10/10/2015
REUTERS

Hôm qua, 13/10/2015, chính quyền Miến Điện thông báo hủy tổ chức bầu cử Quốc hội vào ngày 08/11 ở nhiều vùng có xung đột giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy sắc tộc thiểu số.

Mặc dù chính phủ vẫn hy vọng ký được thỏa thuận ngừng bắn với một số nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số vào thứ Năm, 15/10, nhưng Ủy ban bầu cử Miến Điện thừa nhận « không có khả năng » bảo đảm an ninh để có thể mở các phòng phiếu ở những vùng nổi dậy, phía bắc nước này.

Hôm qua, tại thủ đô Naypyidaw, Ủy ban đã họp với các đảng phái chủ yếu để bàn về khả năng hoãn bầu cử trong cả nước. Ít giờ sau cuộc họp này, đài truyền hình quốc gia Miến Điện đưa tin :  ''Sau khi xem xét những thuận lợi và khó khăn trong việc rời ngày tổ chức bầu cử, Ủy ban quyết định duy trì ngày bầu cử 08/11'', nhưng sẽ không tổ chức bỏ phiếu tại các vùng có xung đột với các phe phái nổi dậy.

Lý do hoãn bầu cử trong vùng nổi dậy chỉ là vấn đề an ninh, đại diện của Ủy ban bầu cử tại bang Kachin, ông Tun Aung Khaing cho biết.
Theo thông báo thì cuộc bầu cử tới đây sẽ không thể tổ chức trong tổng số hơn 400 làng, chủ yếu tại các bang Kachin, Shan và Karen.

Chuẩn bị cho cuộc bầu cử này, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi rất chú trọng đến cử tri tại các vùng sắc tộc thiểu số.
Nhà đối lập Aung San Suu Kyi đã có kế hoạch đi vận động tranh cử tại 6 địa điểm trong vùng sắc tộc thiểu số ở các tiểu bang Kachin, Shan, và Karen.

Từ nhiều tuần nay, không ít dư luận Miến Điện bắt đầu hoài nghi khả năng tổ chức bầu cử của chính quyền.
Miến Điện là đất nước đa sắc tộc với 135 dân tộc chiếm 1/3 dân số.

Cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 08/11 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình chuyển tiếp dân chủ ở Miến Điện kể từ sau khi chính quyền quân sự tự giải thể năm 2011.


Switch mode views: