Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 06-10-2014

Kinh tế Nga sẽ suy yếu lâu dài

RussiEconomy


Một cửa hàng của tập đoàn Magnit, ngoại ô Mãtcơva.Reuters

Hồng Kông, Bắc Triều Tiên, thánh chiến Hồi giáo vẫn là những chủ đề quốc tế trên báo chí Pháp.

Trong hồ sơ kinh tế, Les Echos phân tích các yếu tố làm nước Nga của Putin bế tắc và suy yếu lâu dài trong khi Le Figaro dự báo một ngôi sao mới sẽ nổi bật trên chính trường Nga trong 10 năm tới đây.

Do bị cấm vận và thiếu chiến lược phát triển, Liên bang Nga sẽ rơi vào tình trạng « đình trệ » và sẽ « dậm chân tại chổ » lâu dài.

Trên đây là nhận định của giới doanh nhân Nga và chuyên gia quốc tế mà nhật báo Les Echos tổng hợp trong bài "Lo ngại tăng cao trong giới doanh nghiệp Nga".

Trong nhiều tuần lễ liên tục, hàng loạt hội thảo kinh tế được tổ chức tại Nga mà nội dung không khác gì nhau : các bài diễn văn đọc trên bục diễn với lời lẽ trấn an thì ngược lại những lời tâm sự trong hành lang chứa đầy lo sợ.

Giới doanh nhân Nga đứng trước một tương lai bất trắc, ngoài hệ quả bị trừng phạt vì chiến tranh Ukraina, Nga còn bị đe dọa vì xu hướng trở lại thời liên –xô với chính sách can thiệp của nhà nước.

Trong diễn đàn kinh tế do ngân hàng ngoại thương Nga VTB tổ chức , Chủ tịch tổng giám đốc German Gref của Sberbank, ngân hàng số một của Nga đã không ngần ngại so sánh nước Nga của Putin với thời chế độ cộng sản cũ, chỉ biết dựa vào dầu hỏa với một nền kinh tế đầy nhược điểm về cấu trúc : không bạn hàng cạnh tranh, nhà nước độc quyền kiểm soát phân nửa nền kinh tế.

Cựu bộ trưởng tài chính Alexei Kudrin, tiếng nói tự do duy nhất trong hành lang điện Kremlin lo ngại : năm nay và năm tới, khủng hoảng Ukraina sẽ là Nga mất 1 điểm tăng trưởng.

Cấm vận làm thiếu tài chính, thiếu tiền thì không đầu tư. Vấn đề đáng lo hơn nữa, theo Alexei Kudrin là Mỹ và châu Âu trừng phạt Nga là nhắm đánh vào đám cận thần « diều hâu »của Putin. Thực tế, cấm vận đãlàm suy yếu giới doanh nghiệp tư nhân và phe tự do.

Một nhà quan sát khác xin dấu tên lo ngại Putin sẽ tiến hành một chính sách kinh tế độc đoán và đóng cửa biên giới như thời cộng sản.

Phản ứng của tổng thống Nga như thế nào ?

Theo Les Echos, được mời phát biểu tại diễn đàn Sotchi, ông Putin tỏ thái độ mập mờ : sẽ không có xét lại toàn diện chính sách tư hữu hóa nhưng ông lại cảnh báo : sẽ có điều tra nếu có vấn đề cụ thể.

Giới phân tích không tin vào lời trấn an lạc quan của chủ nhân điện Kremli : các yếu tố cơ bản bảo đảm cho kinh tế Nga rất vững chắc.
Một trường hợp cụ thế mà Putin ám chỉ là vụ nhà tài phiệt Vladimir Evtouchenko bị quản thúc, cổ phần trong công ty tư nhân Sistema bị tịch thu là tín hiệu xấu cho lãnh vực đầu tư.

Mối lo âu của doanh nhân Nga được một nhà phân tích độc lập, Yves Zlotowski, chia sẻ. Theo chuyên gia của cơ quan yễm trợ đầu tư của Pháp Coface thì kinh tế Nga sẽ đình trệ lâu dài.

Cấm vận của tây phương làm cho tình hình nghiêm trọng hơn và dù cho Putin có tung lá bài Trung Quốc thì cũng chỉ là để hù dọa Mỹ và châu Âu. Vì sao ?

Vì trên thực tế, Nga chỉ xuất khẩu có 8% hàng hóa sang Trung Quốc trong khi trong lãnh vực này, Liên Hiệp Châu Âu là thị trường nhập khẩu 47% hàng của Nga bán ra thế giới.

Nhật báo cánh hữu Le Figaro dành một trang phóng sự để trình bày những hoạt động mới của cựu tù nhân chính trị Mikhail Khodorkovski, nhà tỷ phú vừa ra khỏi nhà giam Nga sau hơn 8 năm tù.

Nhân vật bị Putin triệt hạ, bằm dập nhiều năm, bị tịch thu tài sản chỉ vì ủng hộ tài chính cho đối lập đang chuẩn bị trở lại chính trường Nga từ … Hoa Kỳ.

Mikhail Khodorkovski rút tỉa kinh nghiệm đau thương, học tập thái độ chừng mực và tinh thần kỷ luật, tin chắc ông là hiện thân của nước Nga tương lai, dân chủ tôn trọng chủ quyền các nước chung quanh.

Bài báo dài mượn ý của một nhà phân tích và một cựu dân biểu Mỹ để kết luận : Mikhail Khodorkovski là « niềm hy vọng của nước Nga và trong 10 năm tới đây, rất có thể sẽ nắm quyền tại Nga ».

Hồng Kông : vì sao Trung Quốc sợ

Phong trào phản kháng tại Hồng Kông bước vào tuần lễ thứ hai với nhiều ẩn số.
Nhật báo công giáo La Croix nhấn mạnh đến tình trạng dân làm ăn buôn bán bất bình vì vắng khách hàng.

Một bộ phận « người lớn » thông hiểu tại sao cần phải tranh đấu nhưng một số khác tỏ ra hung bạo đánh mắng sinh viên.

Bị tấn công, một sinh viên phản ứng « nị là người được thuê mướn để phá hoại » ?

Theo La Croix, giới trẻ Hồng Kông « lấy làm tiếc vì sự hy sinh của họ bảo vệ quyền lợi chung không được giới buôn bán chia sẻ ».

Nhật báo công giáo đặt câu hỏi không rõ cảnh sát Hồng Kông có tiếp tục giữ thái độ chừng mực hay sẽ thay đổi sau khi chính quyền ra tối hậu thư buộc sinh viên học sinh phải giải tán ?

Le Figaro chạy tựa : Tối hậu thư cho « cuộc cách mạng hoa Dù ». Lời đe dọa của lãnh đạo đặc khu hành chánh Lương Chấn Anh không làm sinh viên học sinh lo sợ.

Một số về nhà nghĩ ngơi để trở lại hiện trường trong tuần. Một số cứng rắn hơn từ chối nhượng bộ cảnh sát với lập luận « cuộc cách mạng nào cũng đổ máu ». Nhưng điều làm nhật báo cánh hữu Pháp cảm phục nhất là « cuộc cách mạng tự quản lý », tựa của bài báo thứ hai.

Trong cuộc chiến của thời đại Facebook, sinh viên học sinh Hồng Kông tận dụng triệt để kỷ thuật truyền thông để thành lập một mạng lưới hậu cần 21 địa điểm để yễm trợ nhau và cung cấp « thiết bị » biểu tình. Họ cũng không quên dự báo đường thoát hiểm nếu bị đàn áp bằng bạo lực như ở Thiên An Môn.

Quốc tế khâm phục Hồng Kông nhưng Hồng Kông lại làm Trung Quốc lo sợ.

Trong bài bình luận « Hồng Kông là mối lo lớn của Trung Quốc », chuyên gia chính trị quốc tế Dominique Moisi thẩm định chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ có hai sự lựa chọn : một là để yên cho tình hình lắng dịu , hai là đàn áp như Thiên An Môn.

Giới trẻ Hồng Kông ngày nay, theo Dominique Moisi không suy nghĩ như lãnh đạo hành pháp Lương Chấn Anh mà ông có dịp tiếp xúc cách nay 30 năm vào lúc nhân vật này còn là một công chức chói sáng của chính quyền thuộc địa Anh.

Nếu Lương Chấn Anh hãnh diện là người Hán dù tốt nghiệp đại học Mỹ, dù công nhân nền giáo dục tây phương cho ông kiến thức sâu rộng, thì thế hệ tranh đấu ngày nay Hồng Kông có bản sắc riêng.

Hồng Kông và Hoa lục ngày cáng có quan điểm khác biệt nhau nhưng quyền lợi thiết thực của Trung Quốc là hãy để Hồng Kông duy trì bản sắc của mình.

Tập Cận Bình nắm nhiều quyền hơn tất cả mọi lãnh đạo Trung Quốc nào khác từ thời hậu Mao. Tuy nhiên, ông Tập không thể muốn làm gì thì làm.

Cách chức Lương Chấn Anh như sinh viên yêu cầu thì mất mặt, còn đàn áp bằng bạo lực thì quyền lực mềm của Trung Quốc tan nát và làm thị trường tài chính Hồng Kông mất sức thu hút.

Ngược lại, Trung Quốc sẽ được nhiều quyền lợi nếu để Hông Kông tồn tại với các quyền tự do báo chí.

Chỉ có tự do báo chí, Bắc Kinh mới tiêu diệt được tham nhũng và thiết lập nhà nước thượng tôn pháp luật.
Giáo sư Dominique Moisi đã không ngây thơ chút nào với nhận định trên vì ông kết luận như sau : vấn đề cốt lõi của Hồng Kông là ở chổ quyền lợi của nước Trung Hoa và quyền lợi của đảng Cộng sản Trung Quốc không giống nhau.

Do vậy, làm cách nào có thể thuyết phục được chế độ Bắc Kinh là chấp nhận cải cách chính trị tại Hồng Kông « ít nguy hiểm » hơn là xét lại định chế .
Le Monde, do phát hành từ chiều thứ bảy nên tập trung phân tích nhiều hơn về ý nghĩa cuộc biểu tình của phong trào chống hôn nhân đồng tính tại Pháp ngày chủ nhật.

Trang châu Á, nhật báo độc lập nhấn mạnh thủ đoạn của phe cực đoan thân Bắc Kinh thuê côn đồ tấn công sinh viên học sinh Hồng Kông.

Hành động này có thể tạo ra hai hệ quả : một là phong trào phản kháng thêm được cảm tình của công luận nhưng hệ quả thứ hai có thể làm cha mẹ học sinh ngần ngại cho con đi biểu t

Le Figaro tìm cách lý giải hiện tượng lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un biến dạng từ một tháng nay.

Bệnh nặng, được bác sĩ « Âu châu » điều trị một bệnh viện ở Bình Nhưỡng có mật vụ bảo vệ chặt chẽ như theo thông tin tình báo của Seoul, hay bị nhóm sĩ quan trung thành với ông bố Kim Jong Il quản thúc như tuyên bố của một cán bộ Bắc Triều Tiên đào thoát tên Kang Jin Sung hồi tháng trước.

Nhật báo Le Figaro có vẽ nghiên về giả thuyết thứ nhất mặc dù Bình Nhưỡng khẳng định Kim Jong Un khỏe mạnh.

Với thân thể béo phì, thích rượu và thuốc lá, đồng minh của bệnh tiểu đường, căn bệnh di truyền trong gia đình. Tất cả các yếu tố này đủ đưa đến triệu chứng thống phong.

Dù Kim Jong Un vắng mặt do bệnh thật, thì căn bệnh bí mật này là mối đe dọa tiềm tàng cho một chế độ xây dựng chung quanh một cá nhân được tôn sùng tuyệt đối.

Cuối tuần qua, công luận thế giới một lần nữa kinh hoàng và bất bình hành động sát nhân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo : cắt đầu một người tây phương.

Nạn nhân thứ năm là Alan Henning một tài xế taxi người Anh 47 tuổi, nhân viên thiện nguyện trợ giúp nạn nhân chiến cuộc tại Syria.

Libération đề tựa : Nhà nước Hồi giáo tiếp tục thi hành tội ác.

Trên Le Figaro, bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cảnh báo cuộc chiến chống thánh chiến sẽ lâu dài.

La Croix tìm hiểu phản ứng của cộng đồng Hồi giáo tại Mỹ sau một loạt hành động quá khích của những kẻ nhân danh đạo Hồi.

Trong số 120 giáo sĩ Hồi giáo trên thế giới ký một bức thư ngõ gửi người tự xưng là « calif » lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo và các chiến binh của ông ta,bác bỏ lối diễn dịch kinh Coran của phe này có Nihad Awad, chủ tịch Hội đồng bảo vệ quyền lợi tín đồ Hồi giáo tại Mỹ.

Trả lời báo La Croix, ông Nihad Awad cho rằng chính sách Trung Đông của Hoa Kỳ thất bại. Điều này làm tổn hại đến an ninh của công dân Mỹ. Mỹ chiến đấu đã 13 năm mà tình hình vẫn bất ổn nghiêm trọng.

« tuyển dụng sĩ quan để huấn luyện doanh nhân »

Liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân Pháp, Le Figaro cho biết chiến tranh giá cả thực phẩm đang leo thang giữa các đại siêu thị và điều này làm mối tương quan giữa công nghiệp sản xuất và các đại siêu thị căng thẳng thêm.

Cá bà nội trợ rất thích vì mua được giá rẽ : hàng loạt mặt hàng niêm giá trừ 10% cho đến 50%.
Mục đích của chiến tranh giá cả là để giành thị phần và danh hiệu vô địch mà trên thị trường Pháp, ba tập đoàn siêu thị lớn đã chiếm trọn 60% thị phần.

Để có thể bán rẽ các tập đoàn siêu thị ép giá các nhà sản xuất mà theo Le Figaro cà-fê hiện là nạn nhân số một, sô cô la, bia Heineken cũng biến thành chiến trường.
Nhân viên quản lý siêu thị cũng bị tình trạng « ứng chiến » thường trực ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một giám đốc tiết lộ đã phải tuyển dụng huấn luyện viên quân đội để tập huấn cho nhân viên thương mại.

Người máy rô-bô phục vụ người già

Trang khoa hoc, dường như đoán được Giải Nobel Y học năm nay sẽ trao cho giới nghiên cứu não bộ, Les Echos dành một trang lớn cho bệnh tự kỷ, autisme.

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, tự kỷ rất có thể là một hình thức khác của sự thông minh. Trình độ chính xác và nghiêm túc của những người bệnh tự kỷ là một lá chủ bài, là lợi khí thành công trong ngành điện toán.

Libération đưa độc giả đến Nhật bản với phóng sự về người máy rô- bô phục vụ người già . Dưới sự thúc đẩy của thủ tướng Shinzo Ebe, chương trình nghiên cứu rô-bô phục vụ con người được đưa lên làm quốc sách phát triển kinh tế với chỉ tiêu 100 tỷ đôla trong 20 năm tới.

Quần đảo Phù Tang tin rằng « người thật và người máy » sẽ hợp tác với nhau để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trẻ vì số người trường thọ cáng ngày càng đông . Dùng tiến bộ khoa học để khắc phục hệ quả tiến bộ khoa học.


Switch mode views: