Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Obamacare: Thành Hay Bại?

world obamacare



Trên phương diện lập pháp và tư pháp Luật Bảo Vệ Bịnh Nhân & Chăm Sóc Y tế Vừa Túi Tiền (Patient Proctection & Affodable Care Act) của TT Obama, có người gọi là Obamacare là một thành công của TT Obama.

 Dù nó là thành công khít khao trong trò chơi dân chủ nhiều phiếu thì thắng. Luật này được thông qua với số phiếu thuận nhiều hơn phiếu chống ở Quốc Hội không hơn năm ngón của một bàn tay trên tổng số hàng năm trăm mấy chục người dân biểu nghị sĩ.

Còn phiếu thuận của Tối Cao Pháp Viện coi luật này là hợp hiến do các tiểu bang thượng cầu phán quyết chỉ hơn thua 1 phiếu mà thôi. Nhưng trong trò chơi dân chủ hơn một phiếu cũng đa số mà.

Nhưng khi đi vào thi hành, ngay trong những ngày tháng đầu trên phương diện hành pháp của chánh quyền tam lập do chính TT Obama là người lãnh đạo thì xảy ra vô vàn trục trặc trong xã hội Mỹ, trong thủ tục ghi danh, thời hạn áp dụng, và trong viễn tượng khả năng túi tiền của người dân và của ngân sách quốc gia đài thọ.

 Ngần ấy những trở ngại, khó khăn, những bất mãn của dân chúng ngay trong những người có bảo hiểm và chưa có bảo hiểm, khiến thành công mỏng manh về luật này của TT Obama trong nhiệm kỳ một có thể sa lầy, nguy hại cho nhiệm kỳ hai của Ông và khó có thể tồn tại như một dấu ấn đặc biệt mà Ông mong muốn để lại cho hậu thế trong đời làm tổng thống Mỹ tám năm của Ông.

Chính TT Obama đã thú nhận không phải những trục trặc, trở ngại khó khăn như những chữ khiêm nhường trong bài viết này, mà đó là những thất bại có tính sanh tử của đạo luật, trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình Mỹ NBC ngày thứ Năm 31-10 năm 2013.

Đây là một thú thật về khuyết điểm, về cái yếu ít khi thấy TT Obama bày tỏ.

Nhưng Ông không còn sự chọn lựa nào khác hơn. Ông phải nói với dân chúng Mỹ đang bất bình, lo lắng ngày càng nhiều, càng lớn rộng, sâu xa.

 Ngay những người Mỹ theo đảng Dân Chủ cũng tức và lo và tự hỏi chánh quyền của Đảng Dân Chủ có biết sự tình dầu sôi lửa bỏng trong dân chúng Mỹ này không.

Có biết từ ngày 1 tháng 10, ngày bắt đầu thi hành đạo luật gọi là Bảo Vệ Bịnh Nhân& Chăm Sóc Y tế Vừa Túi Tiền nghe rất êm tai, nhưng khó khăn trở ngại tùm lum ra, người dân chới với ngay ngày khai trương trang mạng Healthcare.gov.

Luật thì buộc dân phải ghi danh mua bảo hiểm y tế nếu không bị phạt tiền, một nghĩa vụ mới như nghĩa vụ đóng thuế vậy.

 Trong khi đó cái trang mạng của nhà nước tố cả nửa tỷ bạc tiền thuế của dân ra làm thì hầu như tắc nghẽn.

Trang mạng quái ác này bị chê bai, nguyền rủa dồn dập nhưng cứ liệt bại dù chánh phủ huy động và mướn thêm chuyên viên giúp đỡ, sửa chửa, tốn thêm hàng trăm triệu Đô la nữa nhưng nó liệt bại vẫn hoàn liệt bại.
Nó không giúp cho hàng triệu người thoát khỏi mê cung ghi danh mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt.

Trả lời chất vấn tại Uỷ Ban Thượng Viện, Bà Bộ Trưởng Y tế Kathleen Sibelius, nói từ ngày 1 tháng 10 số người ghi danh được rất ít và tuần tới có vẻ con số cũng thấp, vài trăm ngàn thôi.

 Chánh Phủ khẳng định trục trặc kỹ thuật sẽ giải quyết xong vào cuối tháng 11 và sẽ gia hạn thêm cho dân chúng Mỹ 6 tháng nữa.
Thế là một vấn đề luật pháp mới có thể đặt ra cho Chánh Phủ.

Luật do Quốc Hội biểu quyết, tổng thống ban hành hợp hiến, liệu Chánh Phủ có quyền ngưng thi hành một phần, hay toàn phần vượt quyền Quốc Hội hay không.

Đạo luật nghe êm tai, dài 2700 trang, kể cả luật sư và chuyên viên chưa chắc am tường hết nổi.
Nước Mỹ dù là quê hương của computers, cái nôi của Internet, ai dám bảo đảm mọi người đều có, đều biết xài computers, Internet, vào trang mạng ghi danh. Đó là chưa nói những người vô gia cư, những người dị ứng computers. Đó chỉ là những trở ngại cá biệt.

Còn trở ngại lớn lao nữa. Luật bảo hiểm y tế này nghe có vẻ bảo hiểm y tế toàn dân. Nó thuận hợp với tâm lý quần chúng của người Âu châu nhiều hơn người Mỹ.

Người Mỹ thích sự riêng tư, tự chọn lựa, không ưa nhà nước chọn lựa cho mình, không ưa nhà nước phình ra, bao biện, bao sân, làm quyền tự do cá nhân bị thu hẹp.

Dân Mỹ đại đa số không ưa chánh quyền phình ra, bao sân, trở thành “Nhà Nước hoàn thiên” (État-providence) toàn trị, xen quá nhiều vào chuyện của tư nhân; nên chữ “xã hội chủ nghĩa” có nghĩa xấu đối với người Mỹ.

Do vậy ý nghĩa chánh trị, tạo tình liên đới giữa các tầng lớp xã hội trong luật y tế này của TT Obama còn quá sớm nếu không muốn nói là thiên tả, quá cấp tiến, chưa được đại đa số chấp nhận, nhứt là khi luật đi vào sự sống.

Nghĩ cũng tội cho TT Obama. Tổng thống, nghị sĩ, dân biểu trên danh nghĩa nói là lầm luật nhưng thực tế chuyên viên, bộ sở quan, nội các là người dự thảo, tạo hình hài, hồn xác của luật.
 Mà nội các chánh trị của TT Obama đa số là những người được cử để trả ơn. Như công ty được giao làm trang mang healthcare.org từ vị tổng giám đốc đến hai phó giám đốc là những người tình sâu nghĩa đậm, giúp nhiều cho TT Obama khi tranh cử, nên được giao một công tác mà không đấu thầu và khi thực hiện thì tầy quầy ra như vậy.

Thực tế hầu như những giới chức chánh trị và chuyên môn của chánh phủ tỏ ra không chuyên nghiệp trong vụ này, ăn nói theo kiểu tài tử, không nắm vững vấn đề.

Còn người dân đã có bảo hiểm công và tư càng đi sâu vào tìm hiểu, càng tham vấn, thì thấy số tiền bảo phí, tiền phải trả trước và tiền chung chịu công lại sau khi chuyển qua thể thức Obamacare sẽ tốn kém nhiều hơn - chớ không phải vừa túi tiền như danh xưng của đạo luật.

Người dân Mỹ nhớ lại TT Obama thường dùng tài hùng biện, tu từ của mình để che dấu sự thiếu thật thà của chính sách.
 Như Ông nói tăng thuế người giàu, giảm thuế cho trung lưu và người nghèo, nghe sướng lổ tai.

Nhưng thực tế nhìn lại những check lương, thì ai cũng chới với, mọi người lao động bất kể cổ trắng đen, lương cao hay thấp đều bị đánh thêm 2% an sinh xã hội, lúc đó mới kêu trời như bọng, thất cái hại của đường lối chánh quyền phình ra, ngốn thêm tiền thuế của dân.

Tâm lý lo sợ nổi gai ốc này biểu lộ rõ trong việc chống đối ngay bên trong của Đảng Dân Chủ của TT Obama.

15 vị nghị sĩ của Đảng Dân Chủ đã đến Phủ Tổng Thống gặp Ô. Obama yêu cầu giải thích về tình hình.

Và từ thăm dò của Pew và Gallup mới đây cho biết mực được lòng dân của TT Obama lần đầu tiên sụt xuống quá thấp dưới 40%.

 Người ta nghĩ luật này khó có thể thành dấu ấn thành đạt để đời của TT Obama.
Sớm muộn gì nó cũng bị sửa chữa từng phần hay bãi bỏ toàn phần không chừng



Switch mode views: