Nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21 vào tối nay
- Thứ Sáu, 27 tháng Bảy năm 2018 22:29
- Tác Giả: Thanh Phương
Mặt trăng trên bầu trời Luân Đôn, Anh Quốc ngày 26/07/2018.
REUTERS/P
Tối nay, 27/07/2018, từ châu Phi, châu Âu cho đến châu Á và Úc, mọi người sẽ có dịp chứng kiến một phần hay toàn phần hiện tượng nguyệt thực dài nhất trong thế kỷ 21, đồng thời chiêm ngưỡng sao Hỏa, vì hành tinh này đặc biệt sẽ tỏa rất sáng đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào giữa bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.
Điều này chỉ có thể xẩy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của trái đất che hoàn toàn.
Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ, nên nguyệt thực toàn phần có khi được gọi là « trăng máu ».
Khác với nhật thực, chúng ta có thể xem nguyệt thực bằng mắt thường mà không sợ bị tổn hại thị giác.
Dĩ nhiên là nếu có ống nhòm hay viễn vọng kính thì quan sát nhật thực sẽ thú vị hơn.
Tối nay, nhật thực sẽ bắt đầu từ 17 giờ 14, giờ GMT ( 19 giờ 14, giờ Paris ) và sẽ kết thúc lúc 23 giờ 28, giờ GMT ( 01 giờ 28, giờ Paris ).
Thời điểm mà Mặt Trăng bị bóng của Trái Đất che khuất hoàn toàn là 19 giờ 30, giờ GMT ( 21 giờ 30, giờ Paris).
Giai đoạn nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài 1 tiếng 43 phút, cho nên đây sẽ là nguyệt thực dài nhất trong thế kỹ 21.
Tối nay cũng là một dịp hiếm hoi mà chúng ta có thể chiêm ngưỡng sao Hỏa, vì hành tinh đỏ sẽ chỉ nằm cách Trái Đất có 57,6 triệu km.
Phải đợi đến năm 2035, sao Hỏa mới trở lại gần như thế.
Nhìn bằng mắt thường, hành tinh này chỉ là một chấm sáng, nhưng với ống nhòm hay viễn vọng kính, ta có thể quan sát các chi tiết của sao Hỏa.
Nhưng đừng nghe tin đồn trên các mạng xã hội là tối nay sẽ nhìn thấy sao Hỏa lớn bằng Mặt Trăng !
Tin mới
- Ngoại trưởng Mỹ đi châu Á để quảng bá chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương - 31/07/2018 15:51
- Vì sao Bắc Triều Tiên không thể đi theo mô hình phát triển của Việt Nam ? - 30/07/2018 19:26
- Nan giải bài toán ô nhiễm không khí ở Hà Nội - 30/07/2018 19:10
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 30-7-2018 - 30/07/2018 16:11
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29-7-2018 - 29/07/2018 22:03
- Nga : Dân chúng biểu tình, Quốc Hội chia rẽ vì cải cách hưu trí - 29/07/2018 18:54
- Bầu cử Quốc Hội Cam Bốt : Đảng của thủ tướng Hun Sen cầm chắc phần thắng - 29/07/2018 18:04
- Nước Pháp : Mùa hè 2018, một mùa hè "bốc lửa" - 28/07/2018 17:37
- Sau Facebook, đến lượt Twitter sụt giá trên thị trường chứng khoán - 28/07/2018 14:31
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 27-7-2018 - 27/07/2018 23:10
Các tin khác
- Vì sao tâm lý chống Trung Quốc rất mạnh nơi người Việt Nam ? - 27/07/2018 22:21
- Mỹ-Liên Hiệp Châu Âu tạm đẩy lùi viễn cảnh chiến tranh thương mại - 26/07/2018 22:11
- RIMPAC 2018: Mỹ, Nhật, Úc tập đánh chìm tàu để cảnh cáo Trung Quốc ? - 26/07/2018 21:42
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 26-7-2018 - 26/07/2018 21:13
- Sao Hỏa : Lần đầu tiên phát hiện nước dạng lỏng với khối lượng lớn - 26/07/2018 14:14
- Châu Phi: Lục địa quan trọng về địa chính trị đối với Trung Quốc - 26/07/2018 14:07
- Nổ trước tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh - 26/07/2018 13:56
- Biển Đông: Malaysia khẳng định sẽ có lập trường kiên quyết hơn - 25/07/2018 18:21
- Vỡ đập tại Lào : Thảm họa được báo trước - 25/07/2018 17:43
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 25-7-2018 - 25/07/2018 16:48