Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thái Lan : Bắt giữ lãnh đạo số hai của phong trào biểu tình

Thailande 3

Người biểu tình Thái Lan chống chính phủ chụp ảnh trước trụ sở Bộ Nội vụ, Bangkok, 10/02/2014
REUTERS/Chaiwat Subprasom


Hôm nay, 10/02/2014, chính quyền Thái Lan tuyên bố bắt giữ một trong các lãnh đạo phong trào biểu tình của đối lập, yêu cầu chính phủ từ chức từ ba tháng nay.
Đây là vụ câu lưu đầu tiên nhắm vào lãnh đạo đối lập trong bối cảnh chính quyền đã đưa ra hàng chục lệnh bắt.

Ông Sontiyan Cheunruethainaitham, một lãnh đạo biểu tình, bị bắt giữ sáng nay tại một khách sạn ở Bangkok.

Trả lời AFP, ông Tarit Pengdith, Giám đốc cơ quan điều tra đặc biệt của Bộ Tư pháp Thái Lan, thông báo, ông Sontiyan Cheunruethainaitham là người đầu tiên bị bắt giữ không tôn trọng lệnh về « tình trạng khẩn cấp » của chính quyền.

Vẫn theo người đứng đầu cơ quan đầy thế lực của Bộ Tư pháp, người bị bắt là « nhân vật số hai (của phong trào), bởi ông ta nằm trong nhóm điều hợp những người hậu thuẫn cho các cuộc biểu tình ».

Tình trạng khẩn cấp, được chính quyền ban bố từ 23/01/2014, đặc biệt cấm các cuộc tập hợp tại một số khu phố của thủ đô, và cho phép tạm giam nghi phạm trong vòng một tháng.

Kể từ đầu phong trào phản kháng chống chính phủ, hàng chục lệnh bắt giữ - nhắm vào các lãnh đạo đối lập với nhiều tội danh khác nhau - đã được đưa ra.

 Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban, người chủ trương thay thế chính phủ bằng một « hội đồng nhân dân », cũng là đối tượng của ba lệnh bắt giữ, trong đó ông bị cáo buộc tội danh « nổi loạn ».

Trước vụ bắt giữ này, chưa có một lãnh đạo nào trong phong trào biểu tình bị câu lưu, do chính quyền lo ngại can thiệp của cảnh sát có thể làm bùng lên các bạo động.

 Thách thức chính quyền đến bắt, lãnh đạo đối lập Suthep Thaugsuban tiếp tục tuần hành trên đường phố và có các cuộc nói chuyện hàng ngày với những người ủng hộ.

Cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn ngày 02/02 đã bị cản trở nghiêm trọng và không cho phép Thái Lan tìm ra một lối thoát cho cuộc khủng hoảng, kéo dài từ nhiều tháng nay, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Theo các nhà quan sát, phong trào biểu tình của đối lập, cản trở việc bầu cử tại 10% tổng số phòng phiếu và làm số lượng cử tri đi bầu hạ xuống rất thấp (với tỷ lệ khoảng 48% tổng số cử tri đăng ký), khiến chính phủ mãn nhiệm suy yếu và đứng trước nguy cơ một lần nữa bị « đảo chính qua tư pháp ».

Cuộc họp của Ủy ban bầu cử Thái Lan ngày 06/02 không đưa ra được quyết định cuối cùng liên quan đến yêu cầu hủy bỏ kết quả bầu cử của đối lập, với lý do có nhiều « bất hợp lệ ».

Ngày 23/02 tới, dự kiến sẽ diễn ra một cuộc bầu cử bổ sung với sự tham gia của khoảng 440.000 cử tri, không đi bỏ phiếu được vì bị người biểu tình ngăn cản.



Switch mode views: