Syria : Chính quyền Obama nỗ lực thuyết phục Quốc hội
- Thứ Tư, 04 tháng Chín năm 2013 05:20
- Tác Giả: Thanh Phương
Điện Capitol, trụ sở Quốc Hội Mỹ tại Washington D.C.
Reuters
Chính quyền tổng thống Mỹ Barack Obama đang ráo riết vận động Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua chiến dịch oanh kích Syria để trừng phạt tổng thống Bachar al-Assad về việc sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân.
Theo một quan chức cao cấp của Nhà trắng, trong hai ngày 02-03/09/2013, Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Joe Biden, cùng với chánh văn phòng Nhà trắng sẽ đích thân gọi điện thoại cho các nghị sĩ Hạ viện và Thượng viện.
Thứ bảy vừa qua, tổng thống Obama đã gây bất ngờ khi loan báo quyết định sẽ chính thức xin các nghị sĩ Mỹ cho phép sử dụng vũ lực đối với Syria, mặc dù trong thời gian qua, Quốc hội Hoa Kỳ đã tỏ thái độ không nhiệt tình hợp tác với chính quyền Obama.
Theo một quan chức cao cấp của Nhà trắng, trong hai ngày hôm nay và ngày mai, tổng thống Obama, phó tổng thống Joe Biden, cùng với chánh văn phòng Nhà trắng sẽ đích thân gọi điện thoại cho các nghị sĩ Hạ viện và Thượng viện.
Theo quan chức nói trên, trong tất cả các cuộc gọi điện và các cuộc họp thông báo tình hình, chính quyền Obama sẽ nhắc đi nhắc lại một lập luận cơ bản : nếu chúng ta không làm gì để ngăn chận Tổng thống Assad, các quy định quốc tế về việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ không còn mang tính răn đe nữa và điều đó có thể sẽ càng khiến cho Assad và các đồng minh chủ yếu của ông ta là Iran và tổ chức Hezbollah thấy rằng việc vi phạm trắng trợn công pháp quốc tế sẽ không dẫn đến hậu quả nào.
Nhưng trước mắt, chính quyền Obama phải thuyết phục các nghị sĩ Mỹ rằng thật sự chế độ Damas đã có sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân Syria.
Ngay từ hôm qua, Ngoại trưởng John Kerry, nguyên là một thượng nghị sĩ, đã lên truyền hình để khẳng định có những bằng chứng về việc sử dụng khí độc sarin ở Syria.
Cụ thể, theo lời ông Kerry, Hoa Kỳ đã nhận được từ Liên hiệp quốc các mẫu tóc và mẫu máu có vết tích khí độc sarin.
Trước đó, hôm thứ năm tuần trước, chính quyền Mỹ đã công bố một báo cáo của cơ quan tình báo trình bày những yếu tố, mà theo Washington, chứng minh là các lãnh đạo chế độ Damas có can dự vào cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/08.
Sau một buổi điều trần ở Thượng viện ngày mai, 03/09, Uỷ ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ ngay từ sáng thứ tư sẽ biểu quyết nghị quyết cho phép tấn công Syria.
Nhưng chỉ đến khi Quốc hội chính thức làm việc trở lại, tức là tuần lễ bắt đầu vào ngày 09/09, các nghị sĩ mới tham gia cuộc thảo luận chung về hồ sơ Syria.
Mặc dù hiện giờ đảng Cộng hòa nắm đa số ở Hạ viện, nhưng tổng thống Obama có thể hy vọng được sự ủng hộ của các nghị sĩ thuộc phe này.
Trên đài CNN hôm qua, chủ tịch Uỷ ban Tình báo Hạ viện Mỹ, Mike Roger, thuộc đảng Cộng hòa, đã tuyên bố :
« Tôi nghĩ rằng Quốc hội cuối cùng sẽ tỏ ra xứng đáng với tầm vóc của mình, bởi vì đây là một vấn đề an ninh quốc gia, chứ không phải chuyện Obama đối đầu với Quốc hội ».
Nhưng một số lãnh đạo khác của đảng Cộng hòa thì lại không muốn « khoán trắng » hồ sơ Syria cho chính quyền Obama.
Nói chung, khối nghị sĩ Cộng hòa hiện chia thành hai phe : phe chủ trương can thiệp quân sự và phe bảo thủ không muốn Hoa Kỳ tham gia một chiến dịch mà họ không thấy mang tính chất lợi ích quốc gia thiết yếu.
Ngay cả bên phía đảng Dân chủ, một số nghị sĩ cũng tỏ vẻ dè dặt, cho rằng bản dự thảo nghị quyết còn quá mơ hồ, chẳng hạn như không nói rõ là cấm sử dụng lực lượng trên bộ trong chiến dịch tấn công Syria.
Mặt khác, ở Thượng viện, cho dù đảng Dân chủ chiếm đa số, họ cũng cần phải có sự ủng hộ của nhiều nghị sĩ Cộng hòa để đạt được đa số phiếu cần thiết ( 60 trên 100 ).
Tóm lại, thuyết phục được Quốc hội Mỹ cho phép sử dụng vũ lực đối với Syria sẽ không dễ dàng chút nào đối với chính quyền Obama, nhất là vì một số nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ nhắm đến việc làm suy yếu tổng thống Obama và lo bảo vệ chiếc ghế dân biểu của họ, hơn là quan tâm đến chuyện an ninh quốc gia hay trừng phạt các chế độ tàn bạo.
Trong trường hợp Quốc hội Mỹ bác bỏ nghị quyết, chiếu theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống Obama vẫn có toàn quyền ra lệnh tấn công Syria, nhưng gần như chắc chắn là, vì những lý do chính trị nội bộ, ông sẽ không dám xem thường lá phiếu của các nghị sĩ.
Có điều, trong trường hợp đó, vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ sẽ tổn hại nặng nề.
Công luận quốc tế sẽ không hiểu nổi là vì sao trước đây Hoa Kỳ đã đánh Irak mặc dù không có bằng chứng nào về kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Saddam Hussein, còn bây giờ chế độ Assad đã giết hại thường dân bằng vũ khí hóa học rành rành như thế, mà nước Mỹ lại không có hành động gì.
Tin mới
- Cam Bốt: Công nhân ngành dệt may biểu tình - 05/09/2013 16:39
- Hàn Quốc : Bình Nhưỡng có liên hệ với Damas về vũ khí hóa học - 05/09/2013 16:33
- Cao ốc Luân Đôn biến thành súng laser - 04/09/2013 20:35
- Nga không loại trừ khả năng đồng ý can thiệp vào Syria - 04/09/2013 20:28
- 64% dân Pháp phản đối việc tấn công Syria - 04/09/2013 20:22
- Thái Lan : Nông dân trồng cao su biểu tình đòi chính phủ trợ giúp - 04/09/2013 20:16
- Đối lập Cam Bốt nhờ Vua can thiệp vào kết quả bầu cử - 04/09/2013 20:10
- Rò rỉ Fukushima : Tokyo nên nhờ quốc tế trợ giúp - 04/09/2013 20:05
- Bắc Kinh muốn nhân đôi trao đổi thương mại với ASEAN - 04/09/2013 19:57
- Dennis Rodman trở lại Bình Nhưỡng thăm Kim Jong Un - 04/09/2013 19:19
Các tin khác
- Manila tố cáo Bắc Kinh xây cơ sở ở bãi cạn Scarborough - 04/09/2013 00:34
- Nhật Bản : Chỉ còn 1 lò phản ứng hạt nhân hoạt động - 04/09/2013 00:28
- Khách sợ cá nhiễm xạ, siêu thị Hàn Quốc trang bị máy dò - 04/09/2013 00:21
- Trung Quốc xử vụ dùng phế phẩm động vật làm dầu ăn - 03/09/2013 23:32
- Nhật quyết chấm dứt tình trạng nước nhiễm xạ chảy ra biển - 03/09/2013 23:26
- Lý Khắc Cường: Bắc Kinh "sẵn sàng" thương lượng về Biển Đông - 03/09/2013 23:21
- Dân Mỹ nghỉ lễ Lao Động - 03/09/2013 04:38
- Yahoo Trung Quốc chính thức đóng cửa - 03/09/2013 04:12
- Đối lập Campuchia tiến hành biểu tình - 03/09/2013 04:02
- Bắc Kinh vẫn quan ngại trước khả năng Mỹ đơn phương đánh Syria - 02/09/2013 22:52