Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc hợp pháp hóa trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ

Tan cuong duyngonhi

Ảnh minh họa : Người Duy Ngô Nhĩ tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương, Trung Quốc.
GOH CHAI HIN / AFP

Ngày 09/10/2018, Trung Quốc ban hành một điều luật mới chính thức thừa nhận sự tồn tại của các trại cải huấn ở Tân Cương.

Những trại cải tạo giam giữ người Hồi giáo mà Bắc Kinh đã nhiều lần phủ nhận trước các tố cáo của những tổ chức nhân quyền quốc tế, giờ đây đã được hợp thức hóa.

Theo chính quyền tỉnh Tân Cương, các trung tâm cải huấn trên sẽ giúp loại trừ « tư tưởng tôn giáo cực đoan ».

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :

" Không thể giữ kín được lâu về các trại giam người vô cớ giữa ốc đảo vùng viễn tây Trung Quốc.
Không thể cứ phủ nhận mãi những đánh giá của tổng thống Mỹ tuần trước về những trại tập trung của chính phủ, trong đó có một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ để tảy não thường xuyên.

Quy định mới có hiệu lực từ ngày 09/10 này ngầm thừa nhận sự tồn tại của các trại tập trung như vậy bởi vì trong điều 33 của luật cho phép triển khai các trung tâm đào tạo nghề ở phạm vi quận huyện, nhằm giáo dục và chuyển hóa những người đã bị nhiễm tư tưởng cực đoan và để giúp họ chuyển biến tư tưởng, trở lại với xã hội và gia đình.

Thông báo được đưa ra ngay sau ngày tỉnh Tân Cương phát động một chiến dịch chống tập tục ăn kiêng của người Hồi giáo.
Trên mạng xã hội, nhiều hình ảnh loan truyền cho thấy các nhân viên người Hán chụp ảnh chung với một đồng nghiệp người Duy Ngô Nhĩ tại một quán ăn cùng chú thích nói rằng anh này lần đầu tiên trong đời ăn thịt lợn.

Chiến dịch trấn áp người Hồi Giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ tại Tân Cương như vậy đã làm dấy lên nhiều phản đối, kể cả ở Pakistan, một đồng minh của Trung Quốc.

Tuy nhiên điều này không có gì mới. Năm 2017, Trung Quốc đã bổ sung một bộ luật coi việc phụ nữ mang khăn choàng Hồi giáo và nam giới để râu là không bình thường hay thậm chí không chịu nghe đài xem truyền hình Nhà nước đều là những dấu hiệu bị cực đoan hóa."

Switch mode views: