Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ứng viên Mỹ tại Tổ chức Di dân Thế giới gây tranh cãi

Ken Isaacs Hoaky


Ông Ken Isaacs, ứng viên Mỹ vào chiếc ghế tổng giám đốc Tổ chức Di dân Thế giới (OIM). Ảnh nhân cuộc họp báo ngày 19/03/2018 tại Genève, Thụy Sĩ.
Fabrice COFFRINI / AFP

Tổ chức Di dân Thế giới (OIM) hôm nay 29/06/2018 sẽ chọn ra tân tổng giám đốc, và một ứng cử viên công khai bài Hồi giáo, kỳ thị người đồng tính luyến ái, không quan tâm đến bảo vệ môi trường có thể giành được chức vụ này.

Chính quyền Trump đã giới thiệu ông Ken Isaacs, cựu phó chủ tịch một tổ chức nhân đạo Cơ Đốc giáo, một nhân vật gây nhiều tranh cãi.

Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau cho biết thêm chi tiết :

« Ở tuổi 65, ông Ken Isaacs có nhiều kinh nghiệm hoạt động nhân đạo. Ông đã nhấn mạnh điều này trong một video giới thiệu, trong đó ông khẳng định đã « dành cuộc đời để giúp đỡ những người cần đến trên khắp thế giới ».
Người ta nhìn thấy ông giúp sơ tán người bị thương trên thực địa, hoặc nói chuyện với những người tị nạn…

Có điều bức chân dung này đã bị hoen ố với một loạt những tweet phân biệt chủng tộc mà báo chí Mỹ tìm thấy, gây trở ngại đáng kể khi muốn đứng đầu một cơ quan Liên Hiệp Quốc về di dân.

 Ông Ken Isaacs coi đạo Hồi là một tôn giáo bạo lực, và cho rằng ưu tiên tuyệt đối phải được dành cho người tị nạn Cơ Đốc giáo.
 Bị chất vấn, ông xin lỗi rồi nói rằng các tin Twitter này phải được hiểu trong bối cảnh lúc nói.

Vấn đề là đây không phải lần đầu tiên ông Isaacs gây tranh cãi. Hồi mùa hè năm 2016, ông từng nói cần phải xây lên một bức tường ở vùng Alpes để kiểm soát chặt hơn dòng người tị nạn đổ vào châu Âu.

Cho dù bị phản đối, nhưng Ken Isaacs có được sự ủng hộ tận tình của chính quyền Trump.
Như vậy 169 nước thành viên OIM sẽ phải quyết định xem có nên thách thức truyền thống xưa nay, là Hoa Kỳ luôn có tiếng nói quyết định về chức vụ này.

Nếu không, Washington có thể lại cắt ngân sách, vào lúc phải đối đầu với cuộc khủng hoảng di dân trong thập niên tới. »

Switch mode views: