Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Liên Âu tăng cường quan hệ đối tác với 6 nước Liên Xô cũ

eu-eastern

Thủ tướng Đức Angela Merkel tới dự thượng đỉnh Quan hệ Đối tác Đông Âu, Bruxelles, ngày 24/11/2017
REUTERS

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu và sáu nước thuộc Liên Xô cũ đã gặp nhau ngày 24/11/2017 tại Bruxelles để tăng cường « quan hệ đối tác phương Đông ».

Tuy nhiên, thượng đỉnh lần này tránh đề cập nhiều chủ đề có thể gây tranh cãi, như cuộc xung đột tại miền đông Ukraina, và cũng không cam kết kết nạp thêm thành viên vào Liên Hiệp Châu Âu.

Khi cùng với lãnh đạo các thành viên Liên Hiệp Châu Âu tiếp sáu nước khách mời Ukraina, Moldova, Gruzia, Belarus, Armenia và Azerbaidjan, thủ tướng Đức đánh giá : « « Quan hệ đối tác phương Đông đóng vai trò quan trọng cho an ninh của chúng ta ».

Còn thủ tướng Anh Theresa May đã phát biểu thẳng thắn : « Chúng ta phải rất chú ý đến các hành động của các nước thù nghịch như Nga, vốn thường đe dọa đến sự phát triển tiềm tàng của các đối tác phương Đông và cố tìm cách hủy hoại sức mạnh tập thể của chúng ta (Liên Âu) ».

Tuy nhiên, theo AFP, quan ngại của các nước trong các nghi vấn Nga can thiệp vào quá trình bầu cử, ảnh hưởng của Matxcơva đến các nước « vệ tinh » thuộc Liên Xô cũ, cuộc xung đột tại miền đông Ukraina và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimée vẫn là những chủ đề « kiêng kị » tại thượng đỉnh 2017.

Thậm chí, khác với tại thượng đỉnh Riga 2015, thông cáo chung lần này không nhắc đến các cuộc xung đột ly khai tại các nước thuộc Liên Xô cũ mà phương Tây vẫn cáo buộc là Nga yểm trợ, như giữa Armenia và Azerbaidjan tại Nagormy-Karabakh, giữa Gruzia và phe ly khai thân Nga tự tuyên bố hai nước cộng hòa độc lập, hoặc tại vùng Transnistria ở Moldova.

Lần này, Bruxelles nhấn mạnh đến bản danh sách gồm 20 « lợi ích cụ thể cho các công dân » mà Liên Âu hứa ủng hộ, đồng thời yêu cầu các đối tác thuộc liên bang Xô Viết cũ phải đấu tranh chống tình trạng tham nhũng, củng cố dân chủ và một có nền tư pháp độc lập hơn.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker khẳng định : « Đây không phải là thượng đỉnh để mở rộng hay kết nạp thêm thành viên vì không phải là thời điểm thích hợp.
Chúng ta đang có Brexit và phải giải quyết các vấn đề nội bộ ».

Switch mode views: