Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tổ chức Human Rights Watch: 2014 là một năm nhiều xáo động

lybia

Một hình ảnh trích ra từ đoạn video được tải lên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy các thành viên Kitô giáo Ethiopia quỳ phía trước các chiến binh đeo mặt nạ trước khi bị hành hình ở khu vực sa mạc tại một địa điểm bí mật ở Lybia.

Tổ chức Human Rights Watch (HRW) nói từ Nga, đến Trung Quốc, qua Ethiopia, cho tới Thổ Nhĩ Kỳ, những vụ trấn át nhân quyền đã diễn ra trong những năm 2013 và 2014, đánh dấu năm này là một năm nhiều xáo động nhất trong một thế hệ.

Tổ chức nhân quyền này nói không có thách thức nào trong năm ngoái lại bùng ra một cách khủng khiếp là sự nổi lên của nhóm tự xưng là Nhà nước Hồi giáo.

Phát biểu với các phóng viên hôm thứ tư ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc công bố Phúc trình Thế giới năm 2015, Giám đốc Điều hành tổ chức, ông Kenneth Roth nói các chính phủ độc tài trên khắp thế giới đang đặc biệt cảm nhận áp lực của các xã hội dân sự được trang bị sức mạnh của truyền thông xã hội.

Ông Roth nói: “Điều mà chúng tôi nhận thấy đặc biệt trong năm vừa qua là các nhà độc tài trên thế giới, các chính phủ độc đoán đang sợ hãi trước xã hội dân sự.
 Sự kiện này trở nên đặc biệt rõ rệt nay khi xã hội dân sự đã được cung cấp sức mạnh của mạng truyền thông xã hội, nhất truyền thông xã hội trên điện thoại di động.
Bởi vì điều đó có nghĩa là các nhóm dân sự sẽ dễ huy động những số lớn người trên đường phố để phản đối chính sách của chính phủ.”

Bản phúc trình bao gồm một sự xét duyệt các thành tích nhân quyền ở hơn 90 quốc gia, nêu bật trường hợp Nga và Trung Quốc về việc đàn áp xã hội dân sự.

Ông Roth viện dẫn các biện pháp gây khó khăn hơn cho các nhóm xã hội dân sự ở Nga nhận được tài trợ nước ngoài.
Ông cũng nói các nhà hoạt động Trung Quốc phải chật vật thành lập các nhóm nhân quyền và liều mạng bị bỏ tù theo các luật lệ chống khủng bố được áp dụng rộng rãi.
Theo ông, một số là kết quả của sự phát triển truyền thông xã hội.

Ông Roth cho biết: “Sự sợ hãi xã hội dân sự đã trở nên đặc biệt rõ ràng ở Nga, ở Trung Quốc.
Bởi vì cả Tổng thống Putin lẫn Chủ tịch Tập Cận Bình đều đã có thỏa hiệp ngầm với dân chúng.
Họ nói họ sẽ đem lại sự thịnh vượng ngày càng nhiều; hãy để cho chúng tôi cai trị mà không phải chịu trách nhiệm gì thực sự. Và thỏa thuận đó đã có tác dụng với các nhà lãnh đạo trong khi nền kinh tế được cải thiện.

Nhưng nay khi nền kinh tế gặp khó khăn thì các nhà lãnh đạo ấy lấy làm hoảng sợ rằng dân chúng sẽ bắt đầu phản đối.”

Bác bỏ mọi chỉ trích thành tích nhân quyền của mình, Trung Quốc nói họ là một nước được cai trị bằng luật pháp và phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào các vấn đề nội bộ của họ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nói ông sẽ không để cho phương Tây dùng các nhóm xã hội dân sự gieo rắc bạo động ở Nga, và gợi ý rằng các hoạt động của họ đôi khi có động cơ chính trị và nhắm mục phá hoại hệ thống chính trị của Nga.

Bản phúc trình cũng chỉ trích nỗ lực của châu Âu trong việc xử lý vụ khủng hoảng di dân, và nói nỗ lực này có rủi ro gây thiệt hại cho các giá trị cốt lõi của châu lục này.
Phúc trình nói luồng người tỵ nạn từ Syria và các nơi khác đổ vào châu Âu trùng hợp với sự nổi lên của các chính đảng theo chủ nghĩa dân túy lạm dụng tình trạng sợ hãi đạo Hồi.

Được hỏi về các cuộc hòa đàm về Syria, dự trù diễn ra vào thứ sáu tới tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Roth chỉ trích tiến trình chính trị này là không giải quyết những hành vi tàn ác ngay thực địa.

Ông Roth nói: “Theo quan điểm của chúng tôi, Ngoại trưởng John Kerry và các đồng minh của ông đang đi thụt lùi trong các cuộc đàm phán ở Geneva.
Họ dường như có quan niệm là chỉ cần sử dụng khả năng ngoại giao của ông Kerry là ông ấy có thể đả thông các đầu óc ở Geneva và đi tới một hình thức thỏa hiệp cho Syria mà không giải quyết những hành vi tàn bạo đang diễn ra trên thực địa, rằng họ sẽ chấm dứt chiến tranh trước rồi mới chấm dứt những hành vi tàn bạo sau. Theo tôi, như thế là đi thụt lùi.”

Ông Roth nói một tác động phụ của đường lối ngoại giao đó là châu Âu không tập trung chú ý vào vụ trấn áp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào các phần tử chủ chiến của Đảng Công nhân Kurd tức PKK, đã tiến hành cuộc nổi dậy từ năm 1984, và truy tố các ký giả, chính trị gia và học giả đã chỉ trích và lên án Tổng thống Rece Tayyip Erdogan về những xu hướng ngày càng độc tài.

Trong số những bản phúc trình khác, Phúc trình Thế giới năm 2015 của HRW, tường trình về thời gian từ cuối năm 2013 đến hết tháng 11 năm 2014, cũng ghi nhận chi tiết về những hành vi tàn ác của Boko Haram ở Nigeria.

Phản ứng Tàn bạo của Kenya đối với Al-Shabaab, nhóm nổi dậy Hồi giáo ở Somali đã thực hiện những vụ tấn công vào các nhân vật quan trọng ở Nairobi và các làng mạc phụ cận dọc theo duyên hải Kenya; và cuộc Chiến chống Ma túy đầy bạo lực ở Mexico.

Switch mode views: