Mỹ triển khai chiến lược kéo Ấn Độ vào Biển Đông
- Thứ Tư, 04 tháng Ba năm 2015 23:22
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Robin Dhowan và Đô đốc Mỹ Harry Harris - DR
Hải quân Ấn Độ hoàn toàn có quyền tự do đi lại tại Biển Đông. Nội dung phát biểu trên đây của Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ vào hôm qua 03/03/2015 được đánh giá là một dấu hiệu mới , cho thấy là Hoa Kỳ đang từng bước triển khai chiến lược khuyến khích Ấn Độ can dự dứt khoát hơn vào Biển Đông, trong bối cảnh vùng biển này đang bị Trung Quốc cậy sức thao túng.
Nhân chuyến ghé thăm Ấn Độ, vào hôm qua, Đô đốc Mỹ Harry Harris Jr đã có cuộc tiếp xúc với Đô đốc Ấn Độ Robin Dhowan, Tư lệnh Hải quân Ấn, cũng như nhiều quan chức khác.
Phát biểu sau cuộc gặp, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã không ngần ngại tố cáo các chiến thuật « khiêu khích » của Trung Quốc tại Biển Đông, đã « nâng cao mức độ căng thẳng » trong khu vực.
Đô đốc Mỹ đã dẫn chứng nhận định của ông bằng sự kiện Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa :
« Tôi rất quan ngại trước tiến trình bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc. Tôi cho rằng, đó là hành vi khiêu khích, khiến cho căng thẳng leo thang ở Biển Đông, và ở các nước ven Biển Đông. Do đó, tôi rất lo ngại về điều đó ».
Trong tình hình đó, Đô đốc Harris kêu gọi tất cả những ai quan tâm đến quyền tự do hàng hải là :
« Phải chú ý đến những gì Trung Quốc đang làm ở Biển Đông và những hoạt động cải tạo đất đai dồn dập của nước này. Những hành động đó đang làm thay đổi nguyên trạng và thực tế ở đấy ».
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó. »
Lời khuyến khích Ấn Độ can dự vào Biển Đông quả thực là rất rõ ràng.
Theo giới quan sát, chủ trương của Mỹ là thuyết phục được Ấn Độ tích cực hơn trong hồ sơ Biển Đông, qua đó chia lửa với Hoa Kỳ trong việc đối phó với tham vọng khống chế toàn khu vực của Trung Quốc.
Mong muốn của Mỹ như ngày càng được phía Ấn Độ đáp ứng, đặc biệt là từ phía các giới lãnh đạo quân sự, từng tỏ ý bất bình trước các hành động khiêu khích hay hù dọa của Trung Quốc nhắm vào Hải quân Ấn Độ trước đây khi đi qua vùng Biển Đông.
Tin mới
- Quyên tiền cứu lâu đài của "Bá tước Monte Cristo" - 05/03/2015 21:57
- Thái Lan: Giới quân sự muốn tham chính sau bầu cử - 05/03/2015 21:47
- Chuyên gia Mỹ báo động về nguy cơ Bắc Triều Tiên sụp đổ - 05/03/2015 21:21
- Trung Quốc gia tăng ngân sách quốc phòng chủ yếu để mua vũ khí mới - 05/03/2015 17:06
- Việt Nam muốn mua máy bay không người lái của Israel - 05/03/2015 03:28
- Singapore 'vẫn là thành phố đắt đỏ nhất' - 05/03/2015 03:18
- Đại sứ Mỹ ở Nam Hàn bị tấn công - 05/03/2015 03:06
- Mỹ tố cáo có 12.000 quân Nga hỗ trợ phe nổi dậy Đông Ukraina - 05/03/2015 00:23
- Pháp phát lệnh truy nã quốc tế 3 nghi can khủng bố - 04/03/2015 23:44
- Chủ tịch Ủy ban Nobel Hòa bình bị truất phế, Bắc Kinh vẫn lấn lướt - 04/03/2015 23:36
Các tin khác
- Indonesia chuyển hai tử tù Úc sang nhà tù khác để hành quyết - 04/03/2015 23:16
- Tại LHQ: Manila tố cáo Bắc Kinh xây đảo nhân tạo ở Biển Đông - 04/03/2015 23:09
- Tân Cương : Hơn 450 người thiệt mạng năm 2014 - 04/03/2015 23:02
- Luật sư: 'Snowden đang thương lượng để trở về Mỹ' - 04/03/2015 06:26
- Xe chở vàng trị giá $4 triệu bị cướp trên xa lộ ở North Carolina - 04/03/2015 06:16
- Mỹ và Iran cố đạt thỏa thuận về hạt nhân - 04/03/2015 06:07
- Tập đoàn Alibaba Trung Quốc bị yêu cầu rút khỏi Đài Loan - 04/03/2015 01:13
- Mỹ-Trung đấu khẩu gay gắt về dự luật chống khủng bố của Bắc Kinh - 04/03/2015 01:07
- Bắc Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng thử tên lửa tầm trung - 04/03/2015 00:22
- Quân đội Irak phản công để chiếm lại Tikrit - 04/03/2015 00:16