Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhiều thành phố ở Mỹ bị đe dọa phá sản

Usa-Detroit


Một quang cảnh thành phố Detroit, Michigan, ngày 06/01/2014. Thành phố mất khả năng thanh toán, đã phải tuyên bố phá sản.
REUTERS/Rebecca Cook


Không chỉ có nợ công của các thành phố của Trung Quốc đe dọa kinh tế toàn cầu.
Chính quyền liên bang Mỹ cũng bắt đầu lo sợ trước núi nợ của các chính quyền địa phuơng.

Bốn ngàn tỷ đô la : đó là tổng nợ công chồng chất của các chính quyền địa phương trên đất Mỹ. Khoản nợ khổng lồ đó sẽ không là một mối de dọa nếu như các thành phố ở Hoa Kỳ không bị đe dọa mất khả năng thanh toán.

Nguy hiểm đang rình rập một số chính quyền cấp tỉnh, cấp thành nằm ở chỗ giới chủ nợ bắt đầu hoang mang.

Các doanh nghiệp khi cần đi vay vốn, chủ nợ thường đòi hỏi rất nhiều bảo lãnh. Nhưng ở Hoa Kỳ khả năng huy động vốn của một chính quyền thành phố tùy thuộc vào sự quen biết ít nhiều rộng rãi của ông thị trưởng, với giới tài chính ngân hàng.

Còn đối với một nhà đầu tư, cho một thành phố vay mượn là thượng sách khi biết rằng, mua công trái phiếu của một cơ quan hành chính sẽ được miễn đóng thuế.

Luật pháp của Mỹ dường như đã được soạn ra để tạo cơ hội cho các chính quyền cấp địa phương dễ dàng huy động vốn.

Trong rất nhiều năm qua, mô hình đó đã hoạt động một cách trơn tru. Nhưng ngày nay, với dư âm của khủng hoảng tài chính 2008 -2009, tiền thuế thu vào ở cấp địa phương đã bị thu hẹp lại trong lúc các khoản chi tiêu xã hội thì cứ tăng dần, tương tự như những gì đã xảy tới với chính quyền liên bang. Hậu quả là thâm hụt ngân sách của thành phố tăng vọt.

Nhiều thành phố tại Hoa Kỳ còn cầm cự được nhờ ngửa tay xin viện trợ của trung ương. Một số khác như trong trường hợp của Detroit, phải tuyên bố phá sản và sau đó được phép tái cơ cấu núi nợ 18 tỷ đô la.
« Tái cơ cấu nợ » tức là chủ nợ đồng ý xóa bớt một phần nợ cho kẻ đi vay hoặc cho phép con nợ thêm thời gian để thanh toán. Trong cả hai trường hợp, chủ nợ đều bị thiệt.

Trong bối cảnh này nhiều nhà phân tích chờ đợi giới đầu tư sẽ kém mặn mà khi cấp vốn cho các chính quyền thành phố.

Điều gì sẽ xảy tới nếu như các ông chủ nợ bán đổ bán thảo cổ phiếu đang có trong tay, rút lại vốn đã cho các chính quyền cấp vùng vay ?

Kịch bản đen tối nhất là một cuộc khủng hoảng tài chính khác lại ập tới Hoa Kỳ khi các chính phủ cấp vùng, cấp tỉnh, và thành phố mất khả năng thanh toán.

Giảm chi

Nhiều thành phố ở Mỹ đang bị đặt trong tình huống bấp bênh về tài chính bắt đầu cắt giảm chi tiêu.
Đặc biệt là giảm khoản hưu trí của các nhân viên công chức làm việc cho thành phố.

Detroit đã mạnh tay trong chuyện này. Nhiều thành phố ở bang California bắt đầu đòi nhân viên làm việc thêm trước khi được quyền nghỉ hưu, giảm tiền hưu trí và trợ cấp xã hội.

Hiện tại ở Mỹ có ít nhất 21 thành phố đã bị mất khả năng thanh toán. Bốn trong số đó thuộc bang Michigan – tây bắc Hoa Kỳ- và trường hợp được biết đến nhiều nhất là Detroit, thành phố được mệnh danh là chiếc nôi của ngành công nghiệp xe hơi Mỹ.

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại : sở dĩ đe dọa vỡ nợ ở cấp địa phương tại Hoa Kỳ ít được báo chí quan tâm do : tổng nợ công của các chính quyền cấp tỉnh, cấp vùng hay thành phố tới nay chỉ tương đương với khoảng 20 % GDP của nước Mỹ.

Điểm thứ hai nữa là toàn bộ khoản nợ đó đều do người Mỹ kiểm soát. Điều đó cũng có nghĩa là các chính quyền địa phương không bị áp lực của các nhà đầu cơ ngoại quốc như trong trường hợp của Hy Lạp hay Chypre tại châu Âu.

Một đặc điểm thứ ba là nợ công ở cấp địa phương được Ngân hàng trung ương Mỹ bảo lãnh. Đó là những yếu tố vì sao hoàn cảnh của Mỹ đáng quan ngại nhưng không đến mức báo động như là đối với một số quốc gia khác.


Switch mode views: