• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-06 21:16:54') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-06 21:16:54') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 254 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Đức : Thủ tướng Merkel và thành tích kinh tế

merkel-kinhte


Thành tích kinh tế giúp Angela Merkel giữ được chiếc ghế thủ tướng 4 nhiệm kỳ.REUTERS/Kai Pfaffenb

  Angela Merkel chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư trong bối cảnh kinh tế Đức thuận lợi hơn bao giờ hết.

Mới chỉ đầu thập niên 2000, nước Đức thống nhất đang từ mắt xích yếu kém của châu Âu, nay đã trở thành đầu tàu kinh tế của khu vực.

Dù vậy, những thách thức to lớn nhất đang ở “trước mặt” thủ tướng Merkel.

Liên tục cầm quyền năm 2005 Angela Merkel đã phải đối mặt với không ít những thách thức về phương diện kinh tế và xã hội.

Có điều trong những năm tháng bà đứng đầu nội các, nước Đức đã không hề hấn gì trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008.
Tăng trưởng có sụt giảm ở thời điểm khó khăn nhất từ 2009 đến 2011, nhưng kinh tế Đức không hề bị xáo trộn trước đe dọa Hy Lạp mất khả năng thanh toán và làm nổ tung khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Các chỉ số kinh tế vẫn rất khả quan bất chấp sự kiện nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, hay ở bên kia bờ Đại Tây Dương, Donald Trump đắc cử tổng thống với chủ trương bảo hộ mậu dịch được thể hiện qua khẩu hiệu “America First”.

Sức mạnh kinh tế khiến mọi người ganh tị

Vào lúc mà hai tổng thống Pháp liên tiếp là Nicolas Sarkozy (2007-2012) và François Hollande (2012-2017) thất bại trong việc vực dậy kinh tế nước nhà, tại Berlin, chiếc ghế thủ tướng của bà Merkel không hề bị đe dọa.

Trong lúc do tác động của hiện tượng kinh tế toàn cầu bị suy thoái, cả Liên Hiệp Châu Âu nói chung và khu vực đồng euro nói riêng bị bội chi ngân sách, nợ công tăng cao, riêng tại Đức, công quỹ của chính phủ liên bang vẫn đầy : thặng dư ngân sách trong tài khóa 2016 lên tới 25 tỷ euro.

Nhìn đến cán cân thương mại, Đức trong thế xuất siêu (253 tỷ euro năm 2016), kể cả với cơ xưởng sản xuất của thế giới là Trung Quốc.
Tỷ lệ thất nghiệp rơi xuống mức thấp nhất từ 25 năm qua (5,4%), bằng một phân nửa so với Pháp.

Tăng trưởng đạt mức cao nhất từ 5 năm trở lại đây.
 Thị trường bất động sản đang sung sức. Ngành xây dựng đang ở trên đỉnh cao nhất tính từ năm 1995 tới nay.

 Nền công nghệ xe hơi Đức, với những nhãn hiệu nổi tiếng từ Mercedes đến Volkswagen đều phá kỷ lục số xe bán ra, bất chấp tai tiếng được gọi là “dieselgate”.
Lĩnh vực này chiếm 13 % GDP và đem lại 20 % tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng Made in Germany.

Với những thành tích như trên, hiếm có một chính trị gia nào ở các nước phương Tây và kể cả Nhật Bản ra tái tranh cử trong điều kiện thuận lợi như vậy.

Ngoài việc Angela Merkel là nữ thủ tướng đầu tiên của nước Đức thống nhất, lãnh đạo nền kinh tế số 1 châu Âu, bà còn là nguyên thủ đầu tiên của hơn 80 triệu người Đức, đến từ phía “bên kia bức màn sắt”, lớn lên và trưởng thành trong xã hội cộng sản Đông Đức.

Công bằng mà nói, Angela Merkel không đóng góp gì mấy để tạo nên phép lạ kinh tế đó.
Nhưng bà có công lớn đã khai thác một cách rất thông minh những thế mạnh vốn có của nước Đức và di sản mà những người tiền nhiệm để lại.
Lợi thế của mô hình kinh tế Đức dựa trên một số cột trụ như là một hệ thống giáo dục và đào tạo rất thực tiễn, đáp ứng sát nhu cầu của thị trường lao động bên kia bờ sông Rhin.

Cột trụ thứ hai là Đức trông cậy vào mạng lưới có tên gọi là “Mittelstand”, tức là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng lại rất hiệu quả và có năng suất cao.
 Trong gần hai chục năm trở lại đây, các đơn vị sản xuất này hưởng lợi từ hàng loạt các biện pháp cải tổ do cựu thủ tướng Gerhard Schroder tiến hành.

Một trong những điểm nổi bật nhất của chương trình cải tổ đó là tạo điều kiện cho giới chủ tuyển dụng nhân viên với giá rẻ, xóa bỏ bớt những rào cản về hành chính hay các khoản đóng góp cho quỹ an sinh xã hội phía chủ.
Nhờ vậy thị trường lao động Đức đã đứng vững sau khủng hoảng tài chính mùa thu 2008.

Mặt trái của chiếc mề đay

Bên cạnh những phép lạ kinh tế vừa nêu, toàn cảnh xã hội tại Đức trong 12 năm qua không mấy sáng sủa.

Chính sách cải tổ thị trường lao động của cựu thủ tướng Schroder tạo ra những việc làm tạm bợ với đồng lương quá thấp không bảo đảm được đời sống tối thiểu cho 7 trong số 44 triệu người lao động tại Đức.
Đây là trường hợp của Lydia, một phụ nữ trên dưới 40 tuổi mà thông tín viên của đài RFI Deborah Berlioz đã gặp được tại Berlin :

"Vào một buổi sáng xấu trời tháng 9, khoảng 60 người xếp hàng trước một nhà thờ ở thủ đô Berlin.
Tại đây, người ta phát chẩn lương thực, thực phẩm cho người nghèo.

Từ tháng 6/2017, hàng tuần Lydia đều có mặt. Bà nói : lúc đầu thật là khổ tâm khi phải tới đây xin đồ ăn.
Ban đầu bà cố gắng xoay sở, rồi nhờ gia đình giúp đỡ, nhưng rốt cuộc bà không có sự chọn lựa nào khác.

Từ 10 năm nay, Lydia, một phụ nữ quãng 40 tuổi sống nhờ trợ cấp xã hội vì những công việc lặt vặt không cho phép bà có đủ mức thu nhập sống qua ngày.
Công việc thì Lydia lúc có lúc không. Bà không đủ sống vì với những hợp đồng ngắn hạn và bán thời gian.
Nhìn chung kinh tế Đức đang tăng trưởng vững vàng, chỉ có 5,4 % người dân trong tuổi lao động bị thất nghiệp.

Tháng 8 vừa rồi, kinh tế Đức tuyển dụng thêm 740.000 nhân viên.
Năm 2003, trên 10 % dân Đức không có việc làm. Khi đó thủ tướng Gerhard Schroder tung ra một chiến dịch cải tổ hệ thống bảo hiểm lao động, tạo những việc làm cỏn con, đôi khi mức lương được ấn định có 1 euro/giờ.

Theo các chuyên gia về thị trường lao động của Đức, chính sách cải tổ nói trên đã đem lại kết quả mong muốn, nghĩa là hạ thấp xuống hẳn tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc, thị trường lao động được "uyển chuyển" hơn.

Có rất nhiều công việc làm bán thời gian được tạo ra. Nhưng ở đây cần phân biệt rõ ràng : có những người chọn làm việc bán thời gian và số này rất hài lòng với sự lựa chọn đó.
Ngược lại đối với một số khác, thì đây là giải pháp bắt buộc vì họ không thể tìm được việc một cách bình thường.
 Thế rồi cũng có nhiều người phải đi làm theo thời vụ mà lương thì không bao nhiêu.

Theo tổ chức công đoàn DGB, hiện có 1,2 triệu người lao động Đức lương không đủ sống, họ vừa đi làm vừa phải ngửa tay xin trợ cấp xã hội.
Cần nhắc lại là từ 2015, chính phủ Đức đã ấn định một mức lương tối thiểu.

Theo giới quan sát, đây là điều đáng mừng và đối với một số ngành nghề, như nghề cắt tóc chẳng hạn, nhờ có mức lương tối thiểu, đời sống của khá nhiều nhân viên trong ngành được cải thiện.
Nhưng có mức lương tối thiểu là một chuyện, sức mua của người lao động Đức có được nâng cao lên hay không lại là chuyện khác.

Hy vọng là điều này sẽ từng bước được thay đổi trong nhiệm kỳ thứ tư này của thủ tướng Merkel.
 Năm 2015, sức mua của 45 % người lao động còn thấp hơn so với hồi năm 1995.

Hiện tại, 16,7 % dân Đức bị đe dọa lâm vào cảnh nghèo khó.
Trong cuộc tranh luận tay đôi trên đài truyền hình trước bầu cử Quốc Hội giữa thủ tướng Angela Merkel với lãnh đạo đảng Xã Hội Dân Chủ Martin Schulz đôi bên chỉ dành có 3 phút để nói về những bất bình đẳng trong xã hội và chế độ hưu bổng.

Phần còn lại của chương trình đã được cả hai lãnh đạo này dành cho các hồ sơ như là an ninh hay quan hệ quốc tế".

Tỷ lệ người nghèo tăng gấp đôi

Không chỉ có những người làm việc bán thời gian không đủ sống. Theo thống kê của Liên Hiệp Châu Âu Eurostat, cả những người về hưu cũng phải kiếm thêm việc làm để đủ ngày hai bữa.
Eurostat đưa ra một con số cụ thể : trong giai đoạn 2005-2015, tỷ lệ sống dưới ngưỡng nghèo khó tại Đức tăng 54 %.

Trong cùng thời kỳ, số người lao động mà vẫn không đủ sống qua ngày nhân lên gấp đôi (đang từ 5 % trong số những người lao động, lên thành 10 %).
Một dấu hiệu đáng báo động khác : đành rằng không ai có thể phủ nhận Đức là một trong những nền kinh tế hiếm hoi trong khối euro có ngân sách thặng dư và Berlin là chính quyền duy nhất, trong giai đoạn 10 năm qua đã giảm tỷ lệ nợ công so với GDP.

Nhưng trong cùng thời kỳ, chính phủ Đức đã hạn chế tối đa các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
 Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế, gần đây phải lên tiếng báo động về tình trạng xuống cấp của cơ sở hạ tầng tại nền kinh tế số 1 trong Liên Hiệp Châu Âu : 40 % các cây cầu và hệ thống giao thông tại Đức cần “được trùng tu cấp bách”.

Ưu tiên của chính quyền Merkel 4

Trong mắt chuyên gia kinh tế Frederik Ducrozet, thuộc ngân hàng Picted Wealth Management, Thụy Sĩ, đem lại công bằng xã hội cho hơn 80 triệu người dân Đức, nhất là trong bối cảnh dân số quốc gia này đang trên đà lão hóa phải là ưu tiên hàng đầu của thủ tướng Merkel trong nhiệm kỳ thứ tư.

Điều đó càng thêm cấp bách khi biết là chỉ trong khoảng một chục năm nữa, năng suất lao động của Đức sẽ không được như hiện tại, nét ưu việt trong mô hình kinh tế nước này có nguy cơ bị đe dọa.
Một công trình nghiên cứu của Viện ZEW công bố tháng 1/2017 báo trước, Đức trong tương lai sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh trong Liên Hiệp Châu Âu.

Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế nghiêm khắc hơn khi cho rằng, dù tăng trưởng tốt nhưng chính phủ Đức đã thực sự "trễ nải" để cải tổ và đầu tư cho tương lai.
Nếu không đảo ngược tình huống, 4 nhiệm kỳ thủ tướng của Angela Merkel sẽ bị chỉ trích là "cuốn trôi" những thành tựu đã đạt được dưới thời cựu thủ tướng Schroder.

Switch mode views: