Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nông dân Thái phản đối công ty Trung Quốc

banana thailan

 Nông dân Thái Lan than phiền vì đồn điền chuối Trung Quốc gây thiếu nước

Nhiều nông dân ở tỉnh Chiang Rai, phía Bắc Thái Lan, phàn nàn về việc một công ty đầu tư của Trung Quốc liên tục bơm nước rút từ sông Ing.

Công ty này muốn tưới tiêu 440 héc ta công trường trồng chuối của mình ở Phray Meng Rai, tờ The National của Thái Lan đưa tin ngày 4/4.

Việc này dẫn đến tình trạng thiếu nước trầm trọng gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp địa phương.

Tuanchai Walaiskul, một người nông dân, nói đã không thể tưới vườn chuối của mình trong vòng 15 ngày vì tình trạng hạn hán do công ty Trung Quốc hút cạn nước sông.
Ngoài vấn đề thiếu nước nông nghiệp, người dân Phraya Meng Rai e ngại công ty Trung Quốc có thể sử dụng hóa chất độc hại tại khu vực này.

Nhà chức trách đứng đầu quận Phray Meng Rai, ông Phubet cho biết đã liên lạc với công ty Trung Quốc yêu cầu ngừng việc bơm nước sông, cũng như hỗ trợ người dân đi thử máu và kiểm tra vệ sinh môi trường.

Phía công ty nông trường trồng chuối của Trung Quốc trả lời rằng họ vẫn đang chờ xét duyệt kế hoạch đào giếng phun phục vụ tưới tiêu.
Trong khi đó, kết quả khám nghiệm không đưa ra dấu hiệu nhiễm bẩn hóa học nghiêm trọng tại công ty này.

Nhà đầu tư lớn thứ tư

Trung Quốc là nước đầu tư lớn thứ tư vào Thái Lan, theo Hội đồng đầu tư Thái Lan (BoI).
Chính phủ Thái lan tuyên bố năm 2016 là “Năm Thúc đẩy Đầu tư Đặc biệt” đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhiều chính sách đặc quyền thúc đẩy đầu tư được đưa ra như giảm một nửa giá thành bất động sản, đẩy nhanh hợp tác công tư (gọi tắt là PPP), cũng như rất nhiều cắt giảm và miễn trừ khác về thuế.

Trước đó, tờ Diplomat ngày 26/3 đưa tin về kim ngạch đầu tư của Trung Quốc vào Thái Lan, nền kinh tế thứ hai Đông Nam Á đạt mức 12 tỷ bạt (tương đương ba tỷ đô la Mỹ) trong 9 tháng đầu năm 2015.

Cùng ngày 26/3, trong một động thái trái chiều, Thủ tướng Thái Lan ông Prayut Chan-ocha quyết định nói không với đầu tư Trung Quốc.
Thái Lan sẽ tự thực hiện dự án đường sắt cao tốc từ thủ đô Bangkok lên tỉnh Nakhon Ratchasima, tờ The National đưa tin.

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan, thiếu tướng Sansern Kaewkamnerd nói Bangkok từ chối vốn đầu tư nhưng vẫn thuê nhà thầu Trung Quốc được chính phủ nước này đảm bảo để thực hiện một phần trong dự án hợp tác đường sắt Trung-Thái đầy tham vọng.

Ông này cũng nói đây là quyết đinh “vì lợi ích quốc gia”. Thủ tướng Prayut Chan-ocha và nội các muốn tránh sai lầm của các chính phủ tiền nhiệm liên quan đến những dự án hợp tác cấp chính phủ.

'Panama châu Á'

Một dự án đầu tư khác gây chú ý giữa Trung Quốc và Thái Lan là việc ký biên bản ghi nhớ xây dựng kênh đào Kra Isthmus, được mệnh danh là "kênh đào Panama châu Á" ở miền nam Thái Lan, theo tờ Oriental Daily của Hong Kong ngày 19/5 năm 2015.

Khi kênh đào Kra Isthmus dài hơn 100 km đi vào hoạt động, thuyền bè, đặc biệt là tàu chở dầu của Trung Quốc từ Trung Đông có thể trực tiếp đi vào vịnh Thái Lan tại vùng eo biển Malacca, tiết kiệm 1.200 km đường biển và giảm thời gian vận chuyển xuống 2-5 ngày.

Eo biển Malacca là tuyến hàng hải đặc biệt quan trọng đối với nguồn cung cấp dầu cho Trung Quốc.
80% dầu nhập khẩu vào Trung Quốc từ Trung Đông và châu Phi phải đi qua vùng biển này, nơi có nạn cướp biển hoành hành.

Ngày 16/3, bình luận trên tờ Nikkei Asian Review, Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, Ấn Độ, nhận định việc Trung Quốc kiểm soát "vòi nước" cung cấp nước ngọt cho các quốc gia láng giềng đã trở thành một công cụ chính trị.

Bắc Kinh muốn gây tác động đến chính sách của các quốc gia láng giềng ở hạ nguồn sông Mê Kông cũng như Trung Á.
 Do đó, các quốc gia này đối mặt với việc chịu ảnh hưởng nặng nề và phải "thận trọng" khi cùng khai thác nguồn nước với Trung Quốc.

Trong khi đó, tại Diễn đàn Bác Ngao trên đảo Hải Nam ngày (22-24/03/2016), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng "khu vực Lan Thương - Mekong là ngôi nhà chung", và các nước láng giềng “là một gia đình".

Diễn đàn Bác Ngao có sự tham gia của lãnh đạo từ Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar.

Switch mode views: