Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Các lãnh đạo phong trào Áo Đỏ Thái Lan bị xét xử

thailand aodogroup

 

Phe Áo Đỏ biểu tình tại khu thương mại ở Bangkok, ngày 19/12/2010 (Reuters)

 

Theo AFP hôm nay 27/11/2012, trong bối cảnh chính trường Thái lại có những dấu hiệu bất ổn mới, các lãnh đạo phong trào Áo Đỏ khởi xướng các cuộc biểu tình dữ dội chống chính phủ kéo dài suốt hai tháng trời tại Bangkok hồi năm 2010 sẽ bị đưa ra tòa xử vào ngày 29/11/2012 vì tội khủng bố.

 

Ra trước tòa có 24 bị cáo, trong đó 5 người là nghị sĩ Quốc hội. Trên lý thuyết với tội danh khủng bố, các bị cáo có thể phải chịu mức án cao nhất là tử hình.

Những lãnh đạo trên của phòng trào Áo Đỏ phần đông là những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ năm 2006. Họ bị quy tội đóng vai trò chủ đạo tổ chức các cuộc biểu tình huy động hàng trăm nghìn người phong tỏa thủ đô Bangkok trong suốt hai tháng trời hồi mùa xuân năm 2010.

Phe Áo Đỏ khi đó đòi lật đổ chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva. Cuộc biểu tình của của họ chỉ chấm dứt sau khi bị quân đội dùng vũ lực can thiệp, khiến 90 người chết và 1.900 người bị thương.

Sau cuộc khủng hoảng này, không khí chính trị xã hội Thái Lan có vẻ dịu xuống. Năm 2011, phe thân cựu Thủ tướng Thaksin thắng cử ở Quốc hội đưa bà Yingluck, em gái ông Thaksin lên làm Thủ tướng.

Một số nhân vật chủ chốt của phong trào Áo Đỏ cũng được tham gia chính phủ và Quốc hội. Chính phủ của bà Yingkuck bị tố cáo cố tìm cách xóa tội và đưa ông Thaksin về nước. Ông bị kết án tù vắng mặt và đang sống lưu vong ở nước ngoài.

Một số lãnh đạo khác của phong trào Ấo Đỏ, cũng bị bắt giữ hoặc ra hàng cảnh sát sau cuộc bạo động 2010, được trả tự do có điều kiện.

Dự kiến phiên tòa sẽ phải kéo dài nhiều tháng. Giới quan sát Thái Lan lưu ý, không một quan chức nào thuộc chính phủ, hay của quân đội thời đó bị truy tố. Cựu Thủ tướng Abhisit từng giải thích với AFP về quyết định hành động của ông khi đó là nhằm tránh cho đất nước những tổn thất lớn, và nhiệm vụ của chính phủ lúc đó là phải vãn hồi trật tự.

Trong khi đó các tổ chức bảo vệ nhân quyền lấy làm tiếc là an ninh và quân đội, hai lực lượng chịu trách nhiệm chính của các vụ bạo lực, không bị đưa ra tòa xét xử.

Chưa đầy một năm bà Yingluck lãnh đạo chính phủ, chính trường Thái Lan lại có nhiều dấu hiệu biến động trở lại.

Cuối tuần trước, hơn hai chục nghìn người với thành phần cốt lõi là những người bảo hoàng đã biểu tình tại Bangkok, yêu cầu chính phủ từ chức.

Các cuộc xô xát đã xảy ra, khoảng hơn 100 người đã bị câu lưu.

Switch mode views: