ASEAN cảnh báo "hiệu ứng domino" của chủ nghĩa bảo hộ
- Thứ Tư, 14 tháng Mười Một năm 2018 23:23
- Tác Giả: Thu Hằng
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (P) nghe phát biểu của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhân cuộc họp thường đỉnh ASEAN-Trung Quốc ngày 14/11/2018, tại Singapore.
REUTERS/Edgar Su
Lãnh đạo các nước ASEAN, hiện đang có mặt tại Singapore nhân thượng đỉnh lần thứ 33 của khối kéo dài từ ngày 11-15/11/2018, lên tiếng cảnh báo rằng trật tự thế giới hậu Thế Chiến II đang gặp nguy hiểm.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể gây « hiệu ứng domino », với các biện pháp bảo hộ của nhiều quốc gia khác.
Theo Reuters, đây là quan ngại của thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trong bài phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 13/11, trước cuộc họp thượng đỉnh lãnh đạo ASEAN.
Ông Mahathir Mohamad nhấn mạnh rằng căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc thế giới « sẽ kích động các nước phát triển khác áp dụng những biện pháp bảo hộ đối với các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước ASEAN ».
Vẫn theo thủ tướng Malaysia, dường như ngay nội bộ khối ASEAN cũng đang bị tác động vì « sự trỗi dậy của bảo hộ thương mại, của các phong trào dân tộc chủ nghĩa và các chính sách hướng nội ».
« Trật tự thế giới đang bước vào một bước ngoặt » là nhận định của thủ tướng nước chủ nhà Singapore Lý Hiển Long, trong bài diễn văn chào đón các nhà lãnh đạo ASEAN.
Ông Lý Hiển Long nhấn mạnh rằng « Hệ thống đa phương tự do, cởi mở, dựa trên luật lệ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và ổn định của ASEAN đang bị thách thức ».
Quan ngại này, một lần nữa, được thủ tướng Singapore nhắc lại trong bữa ăn tối - làm việc của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á.
Ông nói : « Các quốc gia trở nên co cụm hơn, từ bỏ đa phương và toàn cầu hóa, trong khi đây lại là nền tảng của hòa bình và ổn định của ASEAN ».
Theo hãng tin Nhật NHK, an ninh, thương mại cùng với nhiều hồ sơ khác được đề cập trong bữa ăn tối này.
Tuyên bố của nước chủ tịch luân phiên Singapore chưa được công bố, nhưng theo một bản thảo mà NHK có, thì có thể các nhà lãnh đạo ASEAN ủng hộ sáng kiến do Nhật Bản và Hoa Kỳ khởi xướng về một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, cũng như dự án « Con đường tơ lụa mới » của Trung Quốc.
Tin mới
- Thượng đỉnh Đông Á: Vắng tổng thống Mỹ, Nga-Trung chiếm thế thượng phong - 15/11/2018 23:52
- Các đại sứ tại Bắc Kinh yêu cầu giải thích hành vi trấn áp người Duy Ngô Nhĩ - 15/11/2018 23:43
- Miến Điện: Người Rohingya vẫn chưa thể hồi hương như dự kiến - 15/11/2018 23:36
- Pháp-Mỹ : "Các đồng minh cần tôn trọng lẫn nhau" - 15/11/2018 23:10
- Nhập cư : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thị sát khu biên giới chung Mêhicô - 15/11/2018 23:01
- Cuba rút hàng ngàn bác sĩ khỏi Brazil - 15/11/2018 21:40
- Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung : Bắc Kinh nhượng bộ? - 15/11/2018 21:31
- Phong trào chống xăng dầu lên giá dọa phong tỏa nước Pháp - 15/11/2018 21:23
- Israel: Bộ trưởng Quốc Phòng từ chức, thủ tướng Netanyahu bị suy yếu - 15/11/2018 21:16
- « Quân đội châu Âu » và « Sáng kiến can thiệp châu Âu » - 15/11/2018 21:08
Các tin khác
- ASEAN - Trung Quốc : Biển Đông vẫn gây cản trở quan hệ - 14/11/2018 23:13
- Rohingya : Phó tổng thống Mỹ trực tiếp chỉ trích Aung San Suu Kyi - 14/11/2018 18:50
- Vì sao Donald Trump đột ngột nổi giận với đồng nhiệm Pháp ? - 14/11/2018 18:05
- Nga dọa tẩy chay Diễn Đàn Kinh Tế Davos - 14/11/2018 17:28
- Ý cứng rắn duy trì dự thảo ngân sách, bất chấp đề nghị của châu Âu - 14/11/2018 17:18
- Vụ nhà báo Mỹ bị rút giấy phép : CNN kiện Nhà Trắng - 14/11/2018 16:55
- Vụ GS Chu Hảo: Giới nghiên cứu Việt Nam trên thế giới phản đối - 14/11/2018 16:45
- Châu Á, miền đất hứa đang được Nga thăm dò - 13/11/2018 22:06
- ASEAN muốn Miến Điện quy rõ trách nhiệm về các tội ác ở bang Rakhine - 13/11/2018 21:46
- Quan niệm mới ''Ấn Độ - Thái Bình Dương'' : Một thách đố với ASEAN - 13/11/2018 20:31