• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-23 10:23:23') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-23 10:23:23') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 205 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Venezuela đã biến những tờ giấy bạc vô dụng thành vàng như thế nào ?

venezuela gold maduro ok


Vàng được đặt trên bàn của tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, trong một buổi làm việc với giới chức kinh tế tại phủ tổng thống, Caracas, 22/03/2018.
REUTERS/Marco Bello

 

 

Theo Reuters, thành công lớn nhất trong hoạt động tài chính của Venezuela trong những năm gần đây không phải diễn ra tại Wall Street, nhưng lại ở những lán đào vàng thô sơ ở miền nam nước này.

Khoảng 300.000 người tìm vàng đã đến vùng rừng rậm giàu khoáng sản để kiếm sống bằng cách đào đãi vàng từ các mỏ.
Những nhát cuốc xẻng của họ đã giúp chính phủ cánh tả của tổng thống Nicolas Maduro chống chọi lại trước nguy cơ nền kinh tế của quốc gia đang sụp đổ.

Từ năm 2016, chính quyền đã mua 17 tấn kim loại quý trị giá 650 triệu đô la từ các phu đào vàng thủ công, theo số liệu của Ngân hàng trung ương.
Được trả bằng những tờ giấy bạc hầu như vô giá trị, những người thợ đào vàng đã cung ứng cho chính quyền loại hàng để đổi lấy ngoại tệ mạnh, nhập khẩu thực phẩm và những sản phẩm vệ sinh cần thiết.

Việc mua bán vàng này là một kiểu tránh né thị trường quốc tế.
Hoa Kỳ sử dụng biện pháp trừng phạt và đe dọa để cố chấm dứt việc Maduro dùng vàng của quốc gia để giúp cho chế độ sống sót.

Chính quyền Donald Trump gây áp lực để Anh Quốc không trả 1,2 tỉ đô la vàng dự trữ của Venezuela đang được cất giữ trong kho của Ngân hàng quốc gia Anh.
Mới đây, các viên chức Mỹ chỉ trích một công ty đầu tư có trụ sở tại Abu Dhabi vì mua vàng của Venezuela, và cảnh cáo các khách mua vàng tiềm năng khác.

Mọi người đều biết chính quyền Maduro có chương trình khai thác vàng, nhưng cách hoạt động như thế nào thì không ai rõ.
Để tìm hiểu từ bên trong, Reuters đã dò theo “con đường vàng” của Venezuela, từ các lán vàng trong rừng rậm cho đến Ngân hàng trung ương ở thủ đô Caracas, sang nơi tinh chế vàng và xuất khẩu thực phẩm ở nước ngoài.

Hãng tin Anh cũng trao đổi với hơn 30 người thạo tin trong lãnh vực này, gồm phu đào vàng, trung gian mua bán, thương nhân, nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao, viên chức chính phủ.
Hầu như tất cả đều đòi hỏi giữ kín tên tuổi vì không được phép công khai, hoặc vì sợ chính quyền Venezuela hay Mỹ trừng phạt.

Những gì ghi nhận được vẽ lên một bối cảnh tuyệt vọng trong chính sách kỹ nghệ, các nhà lãnh đạo “xã hội chủ nghĩa” Venezuela để mặc cho tự xoay sở.
Trừng phạt của Hoa Kỳ đã làm kỹ nghệ dầu lửa của Venezuela suy yếu, và làm tê liệt khả năng đi vay.

Lãnh vực quặng mỏ đã bị tàn lụi do quốc hữu hóa. Do vậy, ông Maduro thả lỏng cho những thợ đào vàng khai thác tài nguyên quặng mỏ của quốc gia, chẳng có luật lệ nào và cũng không có đầu tư của nhà nước.

Cuộc “Cách mạng Bolivar” nay phải dựa rất nhiều vào những người lao động tự do.
Jose Aular - một thanh niên 18 tuổi cho biết đã bị sốt rét năm lần trong một mỏ vàng lậu gần vùng biên giới giữa Venezuela và Brazil.

Aular làm việc 12 tiếng đồng hồ một ngày, vác những bao tải đất có chứa vàng đến một lò nấu nhỏ. Nơi này dùng chất thủy ngân độc hại để tách ra những mẩu vàng cám quý giá.

Những người thợ đào vàng nói rằng các tai nạn hầm mỏ xảy ra như cơm bữa, những vụ nổ súng và cướp bóc cũng thế.
Aular nói: “Chính quyền biết rõ những gì diễn ra tại các lán đào vàng này, và hưởng lợi từ đó. Vàng từ chúng tôi đã rơi vào tay họ”.

Maduro có được sự trợ giúp quan trọng từ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Erdogan, một nhà lãnh đạo độc tài cũng đang hục hặc với chính quyền Trump.
Venezuela bán phần lớn vàng của mình cho những cơ sở tinh luyện Thổ Nhĩ Kỳ, rồi mua lại một số hàng tiêu dùng.

 Mì và sữa bột của Thổ Nhĩ Kỳ nay nằm trong danh sách các mặt hàng bao cấp thuộc chương trình thực phẩm của Maduro.
Thương mại giữa hai nước đã tăng lên gấp tám lần trong năm ngoái.

Nhưng việc giám sát đã tăng lên cùng với tình hình chính trị sôi sục trong những ngày gần đây.
Nhiều quốc gia phương Tây đã công nhận thủ lãnh đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.

Các đối thủ của Maduro kêu gọi những nhà mua hàng nước ngoài chấm dứt mua bán vàng với Venezuela, chế độ mà họ cho là bất hợp pháp.
Dân biểu đối lập Carlos Paparoni nói: “Chúng tôi phải bảo vệ vàng của đất nước”.

Cơn sốt vàng

Hành trình của vàng bắt đầu từ những nơi như La Culebra, một vùng rừng rậm hẻo lánh tại miền nam Venezuela.
Tại đây, hàng trăm người đàn ông làm việc trong những lán đào vàng thô sơ như hồi thế kỷ 19.

Họ dùng cuốc đào lên những khối đất có quặng vàng, trong những đường hầm đào bằng tay, rồi chuyển ra bằng ròng rọc và tời.
Hoạt động đào vàng phá hủy hệ thống sinh thái rừng vốn dễ tổn thương, và lan rộng những bệnh truyền nhiễm từ muỗi.

Thợ mỏ kêu ca về các vụ trấn lột của lực lượng vũ trang, tại vùng đất có tỉ lệ giết người cao gấp bảy lần mức bình quân cả nước.
Phu mỏ Jose Rondon, 47 tuổi, từ vùng đông bắc Venezuela đến đây năm 2016 cùng với hai con trai lớn.

Đồng lương tài xế xe buýt của ông không thể sống nổi trước nạn siêu lạm phát ở Venezuela, mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo lên đến 10 triệu phần trăm trong năm nay.
 Ba cha con làm việc cật lưc, kiếm được mỗi tháng khoảng 10 gam vàng, gấp 20 lần so với thu nhập lúc còn ở nhà.

Có vàng trong tay, những người thợ đi đến thành phố El Callao bán.
Đa số người mua đều không có giấy phép kinh doanh, giao dịch diễn ra tại những cửa hàng nhỏ bé, được trang bị hệ thống báo động và cửa sắt.
Johny Diaz, một nhà buôn sỉ có đăng ký ở Puerto Ordaz, cách El Callao 170 km về hướng bắc, nói:“Nhà nước mua vàng, người người mua vàng vì mọi việc đều tốt đẹp”.

Do đồng bolivar của Venezuela bị mất giá từng giờ, Nhà nước trả hơn giá thị trường quốc tế một chút để khuyến khích những ai có vàng mang bán, đổi lấy đồng đô la.

Các thương gia bán vàng cho Diaz quay về El Callao và các thị trấn đào vàng khác với một đống tiền mặt để trả cho phu mỏ. Thợ đào vàng dùng tiền này mua thức ăn, vật dụng và gởi số còn lại cho gia đình.

Vàng mà chính phủ mua vào được nấu chảy tại Minerven, một công ty hầm mỏ quốc doanh gần đó, rồi chuyển về kho của Ngân hàng trung ương ở Caracas, cách xa 843 km.

Số vàng này không ở trong kho được bao lâu.
Trữ lượng vàng quốc gia đã xuống đến mức thấp nhất kể từ 75 năm qua.

Theo một viên chức cao cấp của chính phủ, thì Venezuela bán vàng khai thác thủ công cùng với số vàng dự trữ để trang trải các chi phí. Khách mua vàng chủ yếu gần đây là Thổ Nhĩ Kỳ.

"Biến rơm thành vàng" với Thổ Nhĩ Kỳ

Chương trình vàng của Maduro triển khai song song với mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với ông Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cả hai nhà lãnh đạo đều bị quốc tế chỉ trích vì đàn áp đối lập chính trị, và phá hoại các chuẩn mực dân chủ để tập trung quyền lực trong tay.
Hôm 01/11/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh cấm các cá nhân và định chế của Mỹ mua vàng Venezuela, nhưng quy định này không áp dụng cho người ngoại quốc.

 Ankara cam đoan với bộ Tài Chính Mỹ là việc buôn bán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela phù hợp với luật lệ quốc tế.
Tháng 12/2016, Venezuela loan báo mở đường bay thẳng nối thủ đô Caracas với thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, một sự kiện gây ngạc nhiên vì nhu cầu đi lại giữa hai bên rất thấp.

 Dữ liệu cho thấy các chuyến bay này không chỉ mang theo hành khách.
 Vào ngày đầu năm mới 2018, Ngân hàng trung ương Venezuela bắt đầu giao vàng cho Thổ Nhĩ Kỳ, với lượng hàng trị giá 36 triệu đô la được vận chuyển bằng đường hàng không đến Istanbul.

Vụ bán vàng này diễn ra vài tuần sau chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của ông Maduro.
Theo dữ liệu của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và báo cáo thương mại, giao dịch năm ngoái đạt 900 triệu đô la.

Ngân hàng trung ương Venezuela bán trực tiếp vàng khai thác thủ công cho các cơ sở tinh chế của Thổ Nhĩ Kỳ, theo hai viên chức Venezuela.
Tiền thu về được Ngân hàng phát triển quốc gia Venezuela dùng để mua hàng tiêu dùng của Thổ.
Trong số khách mua vàng có Istanbul Gold Refinery (IGR) và Sardes Kiymetli Mandele, một công ty thương mại Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên giám đốc điều hành của IGR, bà Aysan Esen, nói rằng công ty mình không liên quan.
Còn Sardes Kiymetli Mandele không trả lời câu hỏi của Reuters.
Đầu tháng 12/2018, 54 container sữa bột Thổ Nhĩ Kỳ đã cập cảng La Guaira gần Caracas.

Công ty giao hàng Mulberry Proje Yatirim chia sẻ một địa chỉ với Marilyns Proje Yatirin, một công ty quặng mỏ đã ký kết liên doanh với công ty mỏ quốc doanh Minerven của Venezuela năm ngoái. Những công ty này cũng giữ im lặng.

Ngay cả những người chỉ trích Maduro cũng công nhận là ông ta đã thành công trong “thuật giả kim”, biến những tờ giấy lộn thành vàng thật.
Khi trả công cho các phu đào vàng cực nhọc bằng những đồng bolivar siêu lạm phát bị mất giá theo từng giờ, và nhận lại số vàng quý giá, ông ta đã tìm được cách để hóa phép rơm thành vàng.

Nhà kinh tế Angel Alvarado, một dân biểu đối lập Venezuela nhận định:
“Những hoạt động trong bóng tối và các cơ chế thương mại không chính thức là một trong những công cụ hiếm hoi còn lại của Maduro.
 Đã cùng đường, ông ta vẫn muốn bám lấy chiếc ghế bằng mọi giá”.


Switch mode views: