Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Sau thành công ở Asian Cup 2019, cầu thủ Việt Nam bắt đầu có giá

soccer asiancup vnm jpn


Cầu thủ Việt Nam chào người hâm mộ sau khi dừng bước trước Nhật Bản ở tứ kết Asian Cup trên sân Al-Maktoum, Dubai ngày 24/01/2019.REUTERS/Thaier Al-Sudani

 

 Những tiến bộ đột phá từ cấp độ trẻ đến đội tuyển quốc gia trong hai năm trở đây ở sân chơi châu lục đang mang lại hiệu ứng tích cực cho bóng đá Việt Nam.

 Nhiều cầu thủ trẻ vừa có màn trình diễn tự tin đầy ấn tượng tại Asian Cup 2019 đã được các câu lạc bộ nước ngoài chào mời đến chơi bóng với những bản hợp đồng có giá trị thực sự.

Ngay sau khi Cúp châu Á 2019 khép lại, dư luận bóng đá ở châu lục đã rộ lên thông tin một loạt các cầu thủ trẻ của Việt Nam đang được các làng bóng đá khu vực để mắt tới.

Thực tế đã có 2 tuyển thủ Văn Lâm, Xuân Trường, chính thức ký hợp đồng sang thi đấu ở 2 câu lạc bộ hàng đầu của giải vô địch quốc gia Thái Lan là Buriam United và Muangthong United.

Tiếp đó tiền đạo Công Phượng cũng được khoác áo Incheon United, một câu lạc bộ lớn trong giải đấu số 1 của bóng đá Hàn Quốc.
 Ngoài ra một số những cái tên khác như Văn Hậu, Hùng Dũng cũng được đồn đoán đang được một số câu lạc bộ lớn ở châu Á mời chào.

Thậm chí có thông tin cầu thủ Quang Hải, tác giả bàn thắng đẹp nhất Asian Cup 2019, có thể sẽ sang chơi bóng ở châu Âu hay châu Mỹ.
Cho đến trước giải Asian Cup 2019, đội tuyển Việt Nam không hề được đánh giá cao, còn các cầu thủ không được mấy ai biết đến.

Hầu hết các cầu thủ Việt Nam không có tên trên danh sách giá trị chuyển nhượng trong thị trường bóng đá châu Á.
Trên trang định giá cầu thủ Transfermarkt, chỉ xuất hiện tên 3 cầu thủ : Trọng Hoàng, Xuân Trường, Công Phượng với tổng giá trị chuyển nhượng, trên lý thuyết, khoảng 200 nghìn đô la.

Trước đây trong quá khứ, thi thoảng cũng thấy có các cầu thủ Việt Nam xuất ngoại đến các làng bóng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, hay thậm chí như danh thủ Công Vinh ở Bồ Đào Nha.

Đã có 8 cầu thủ như vậy, nhưng tất cả đều đi theo diện hợp đồng trao đổi mượn cầu thủ vì mục đích thương mại nhiều hơn là sự hấp dẫn về trình độ chuyên môn.
Nhưng họ chơi không thành công và nhanh chóng được trả về với sân chơi trong nước.

Tuy nhiên đợt xuất ngoại lần này các cầu thủ Việt Nam dường như có khác trước, họ được định giá bằng những bản hợp đồng chuyển nhượng có giá trị cao và điểm đến cũng là những câu lạc bộ lớn trong các làng bóng Đông Nam Á và Đông Á.

Rõ ràng đây là những tin vui, không chỉ cho cá nhân các cầu thủ mà cho cả bóng đá Việt Nam đó là thành quả của một quá trình tiến bộ trong thời gian qua được ghi nhận.

Báo chí thể thao ở Việt Nam đã nói đến một « làn sóng » xuất ngoại cầu thủ Việt Nam với nhiều hy vọng lớp tài năng trẻ này của bóng đá Việt nam sẽ được trui rèn bản lĩnh, tính chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn và nhất là họ sẽ không bị thui chột sau mỗi lần lóe sáng.

Switch mode views: