Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhà văn và Nhà xí

Đó là Singapore, một đảo quốc cựu thuộc địa như Việt Nam, và độc lập sau Việt Nam tới 20 năm. Singapore cũng có hội dành cho người viết văn, như Singapore Association of Writers, nhưng không giống như Hội nhà văn VN.

Thay vì chi tiền để chi phối nhà văn như Việt Nam, Singapore đã đặc biệt chú trọng đến nhà xí. Trong diễn văn quan trọng nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Quốc khánh vào tháng 8 năm 2005, Thủ tướng Lý Hiển Long không tâng bốc nhà văn, nhưng ca tụng công việc lau chùi nhà xí là việc làm đáng hãnh diện. Trước đó 4 năm, Jack Jim là một tư nhân Singapore thành công về tài chính đã lập ra Tổ chức Nhà xí Thế giới (World Toilet Organization - WTO). Từ Tổ chức này, Singapore đã mở trường đại học đầu tiên trên thế giới về nhà xí “World Toilet College - WTC” vào năm 2005. Cũng từ năm 2001, WTO đã tổ chức hàng năm Hội nghị Thượng đỉnh Nhà xí Thế giới (World Toilet Summit). Hội nghị này đã diễn ra đều đặn tại thủ đô các nước như Singapore (2001-2009), Hán Thành (2002), Đài Bắc (2003), Bắc Kinh (2004), New Delhi (2007)…

Ngày 19 tháng 11 năm 2005, WTC đã ký thỏa hiệp hợp tác với Đại học Kỹ thuật danh tiếng của Singapore (Singapore Polytechnic) để mở các lớp học liên hệ tới nhà xí. Khóa học đầu tiên gồm 50 người, sau khi tốt nghiệp đã được nâng cấp chức vụ từ người chùi cầu tiêu (toilet cleaner) thành “chuyên viên nhà xí” (restroom specialist). Lương từ 750 lên 950 đô la Singapore một tháng (cao hơn mức lương cao nhất Việt Nam có thể trả cho giáo sư thần đồng toán học Ngô Bảo Châu). Tổng số người đang sinh sống ở Singapore hiện nay chưa tới 5 triệu, kể cả người nước ngoài. Tổng số chuyên viên đại học nhà xí Singapore đào tạo là 5 ngàn người, tính đổ đồng 1% cư dân. Đây chỉ là số chuyên viên phục vụ các nhà xí công cộng. Tỷ lệ này tương đương với gần 90 ngàn người, nếu áp dụng cho Việt Nam.

Tại sao Singapore chú trọng đến nhà xí hơn nhà văn? Giá trị thưởng ngoạn của văn chương bị giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ và trình độ văn hóa. Nhưng nhà xí, cũng như nụ cười, có tính thưởng ngoạn phổ cập hoàn vũ. Người ta không cần “dịch” nụ cười Việt sang nụ cười ngoại quốc, để người ngoại quốc có thể hiểu. Cũng vậy, người từ khắp nơi trên thế giới, bất kể mầu da, phong tục, tập quán, tôn giáo, tuổi tác, ngôn ngữ, nam nữ,… tới Singapore là có thể tức thời thưởng thức ngay được cái tác phẩm nhà xí tuyệt vời ở đây. Ngoài ra, trong tứ khoái, người ta có thể nhịn được ba món đầu, nhưng không ai, dù hiền nhân quân tử, phàm tục hay thánh nhân, có thể nhịn được cái khoản chót. Tại Singapore, người ta không thể tìm được tượng “Sư Tổng” (Mentor Minister) Lý Quang Diệu, nhưng nhà xí hạng nhất thì thấy khắp nơi. Ngược lại, tại Việt Nam, người ta thấy cờ nhiều hơn dẻ rách, và hình tượng HCM nhiều hơn nhà xí.

Việt Nam chẳng những có thể làm được, mà còn có thể vượt Singapore. Hiện nay thì chưa, nhưng không khó. Miễn là có ý chí tiến lên. Sau đây là đại cương kế hoạch:

Trước hết về ngân sách. Nếu VN có khả năng vay nước ngoài hàng chục tỷ Mỹ kim cho dự án đường sắt cao tốc, thì cũng có thể vay để xây đủ nhà xí cho dân dùng. Đây là việc làm chính đáng và quan trọng hàng đầu, vì tất cả mọi người, dù IQ cao hay thấp, cũng phải dùng nhà xí. Ngoài ra, số tiền mấy chục tỷ mỗi năm chi cho Hội nhà văn, có thể chuyển sang cho nhà xí.

Về nhân sự. Như đã trình bầy, cứ theo tỷ lệ của Singapore, Việt Nam cần tới hàng trăm ngàn chuyên viên nhà xí có bằng cấp. Khi Hội nhà văn không còn trợ cấp, mấy trăm hội viên ngoài đảng nhờ quen tự lập, có thể vẫn sống được. Hơn 600 nhà văn đảng viên, có thể gặp khó khăn, vì không quen tự lập. Họ sẽ được ưu tiên chuyển ngành, được huấn luyện để nhà văn đảng viên thành chuyên viên nhà xí. Thêm vào đó, những nhân viên công an từ trước tới nay chuyên ném phân vào nhà các thành phần đối kháng, cũng được ưu tiên tuyển dụng. Vì họ nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng tài tình đồ phế thải cho mục tiêu bảo vệ Đảng và chế độ. Riêng thành phần công an thường phục chuyên canh gác và theo dõi các nhà vận động dân chủ nhân quyền, sẽ được trao cho nhiệm vụ theo dõi những ai phóng uế ngoài vòng pháp luật.

Cơ sở. Để huấn luyện hàng trăm ngàn chuyên viên, không thể học ké ở một đại học khác như Singapore, mà cần có cơ sở riêng. Nơi Hội nhà văn mới họp
Đại hội là chỗ lý tưởng. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, sẽ được đổi thành “Học viện Nhà xí Quốc gia Hồ Chí Minh”. Nơi đây sẽ  đào tạo các chuyên viên nhà xí. Để vượt Singapore, sẽ không gọi những người tốt nghiệp là “chuyên viên” (specialist), mà cấp cho họ văn bằng tiến sĩ nhà xí “Restroom Doctor”.

Ngoài ra, để chắc chắn qua mặt Singapore, cũng như chắc chắn đạt được sự kính phục của thế giới, cần thực thi di chúc Hồ Chí Minh. Hãy làm theo đúng di chúc của “Bác” từ 41 năm trước, là đốt xác để chia tro cho ba phần đất nước làm kỷ niệm. Lăng Bác sẽ biến thành Nhà xí Quốc gia. Nhưng kiến trúc này quá hoành tráng cho một một nhà xí thường, phải tìm một tên mới thích hợp. Nên gọi là “Điện xí Quốc gia Hồ Chí Minh” (Ho Chi Minh National Palace Restroom), giống như Bắc Kinh và Đài Loan gọi viện bảo tàng chính của họ là Palace Museum, và National Palace Museum. Điện xí Hồ Chí Minh sẽ là tác phẩm hiện đại nhất, hoành tráng nhất, là niềm hãnh diện cho Việt Nam, khiến cả thế giới khâm phục. Hơn nữa, theo những người dân miền Nam còn kẹt lại sau 30-4-75, mỗi lần đi cầu, họ đều gọi là đi “viếng Lăng Bác”. Vậy, chính thức biến Lăng Bác thành Điện xí Quốc gia, là nâng cấp một thực thể đã được nhân dân công nhận từ lâu.   

Thực hiện kế hoạch trên đây, biết đâu VN chả nhận được giải Nobel Hòa Bình, để cùng nhau tự sướng. Lý do được giải: ngồi trong Điện xí, còn ai nghĩ đến chiến tranh?

Switch mode views: