Trung Quốc: Tập Cận Bình bắt đầu vòng công du Châu Âu
- Chúa Nhật, 23 tháng Ba năm 2014 19:50
- Tác Giả: RFI
Vua Hà Lan Willem Alexander (G) và Vương hậu Maxima đón tiếp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên (T) tại Cung điện Hoàng Gia, Amsterdam, 22/03/2014
REUTERS
Hôm qua, 22/03/2014, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Hà Lan, mở đầu vòng công du chính thức nhiều nước Châu Âu trong vòng 11 ngày.
Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ Trung Quốc thăm chính thức Hà Lan.
Tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình có phu nhân, bà Bành Lệ Viên, nhiều quan chức cao cấp và khoảng 200 doanh nhân Trung Quốc.
Trong ngày hôm nay, phái đoàn Trung Quốc tham dự Diễn đàn kinh tế Trung Quốc – Hà Lan.
Tiếp theo chương trình thăm chính thức Hà Lan, Chủ tịch Trung Quốc tham dự Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân (NSS) được tổ chức tại La Haye trong các ngày 24 và 25/03.
Bên lề Hội nghị này, ông Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Sau Hà Lan, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ công du Pháp, Đức, các định chế Liên Hiệp Châu Âu.
Theo giới quan sát, Châu Âu là một đối tác quan trọng đối với Bắc Kinh. Ông Jean Philippe Béja, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại, có trụ sở tại Hoa Kỳ, giải thích :
« Trung Quốc hy vọng là Châu Âu cũng sẽ trở thành một cực quyền lực, bởi vì việc có thêm cực quyền lực Châu Âu sẽ cho phép cân bằng sức mạnh với Hoa Kỳ.
Nên có ba thay vì hai cực. Việc có ba cực quyền lực lại càng cần thiết hơn khi mà cực thứ ba này tương đối yếu do chia rẽ nội bộ và như vậy, trở thành một phương tiện quan trọng mà Trung Quốc có thể sử dụng trên sân khấu chính trị quốc tế.
Đối với Bắc Kinh, điều rất quan trọng là phải khai thác sự cạnh tranh giữa các nước, như Châu Âu cạnh tranh với Mỹ và đương nhiên bên trong Châu Âu là sự ganh đua giữa Anh, Đức và Pháp.
Để có được những điều kiện tốt nhất nhắm đạt được điều mà họ muốn, có được sự đồng thuận về lập trường chính trị với Trung Quốc, các lãnh đạo ở Bắc Kinh sẽ khai thác những bất đồng giữa các nước Châu Âu.
Chuyến công du Châu Âu của Tập Cận Bình là nhằm khẳng định rằng không phải chỉ có Hoa Kỳ và Trung Quốc, còn có Châu Âu nữa và cần phải thảo luận mọi việc giữa ba đối tác này.
Trong một số hồ sơ, Trung Quốc có thể lôi kéo Châu Âu về phía mình để làm đối trọng với Hoa Kỳ ».
Tin mới
- Bầu cử địa phương tại Pháp : tỷ lệ vắng mặt cao, phe cực hữu thắng lớn - 24/03/2014 19:17
- NSA theo dõi Hoa Vi: Trung Quốc đòi Mỹ giải thích - 24/03/2014 18:59
- MH370 : Máy bay rơi ngoài khơi Ấn Độ Dương - 24/03/2014 18:52
- Pháp trải thảm đỏ đón các doanh nghiệp và đầu tư Trung Quốc - 24/03/2014 18:44
- Khoảng 72,000 cử nhân, thạc sĩ ở Việt Nam thất nghiệp - 24/03/2014 01:22
- Hợp thức hóa cần sa khiến sinh viên Colorado tăng vọt? - 24/03/2014 01:12
- Tây Ban Nha: Hàng trăm ngàn người biểu tình chống chính sách khắc khổ - 24/03/2014 01:02
- Thái Lan : Kết quả bầu cử bị hủy bỏ, phe « Áo Đỏ » chuẩn bị phản công - 24/03/2014 00:27
- Tổng thống Đài Loan không nhượng bộ trên hiệp định thương mại với Trung Quốc - 24/03/2014 00:20
- Thủ tướng Nhật đến Hà Lan với hy vọng cải thiện quan hệ với Hàn Quốc - 24/03/2014 00:11
Các tin khác
- Máy bay Malaysia mất tích : Vệ tinh Pháp cũng phát hiện vật lạ trên Ấn Độ Dương - 23/03/2014 19:40
- Chi phí cho chuyến thăm Trung Quốc kéo dài một tuần của bà Michelle - 23/03/2014 10:22
- VN "theo dõi chặt chẽ" tình hình Crimea - 23/03/2014 01:36
- Lương sĩ quan tàu ngầm Việt Nam cả ngàn đô la - 22/03/2014 19:09
- Khám phá đường hầm lớn nhất ở dải Gaza - 22/03/2014 18:58
- Bầu cử địa phương ở Pháp : Khó dự báo kết quả - 22/03/2014 18:22
- Sinh viên Đài Loan tiếp tục chiếm giữ Quốc hội - 22/03/2014 18:09
- Tập Cận Bình công du Châu Âu vào lúc Nga-phương Tây căng thẳng - 22/03/2014 18:03
- Trung Quốc tìm thấy mảnh vụn nghi là của chiếc máy bay mất tích - 22/03/2014 17:49
- Houston: Một căn nhà chứa 100 di dân bất hợp pháp - 21/03/2014 20:39