Hàng trăm ngàn người Ba Lan biểu tình phản đối chính phủ
- Thứ Bảy, 14 tháng Chín năm 2013 23:49
- Tác Giả: Thụy My
Các công đoàn tổ chức biểu tình phản đối chính sách xã hội của ông Donald Tusk - Reuters
Hàng mấy chục ngàn thành viên công đoàn sáng nay 14/09/2013 đã đến Vacsava để tham gia biểu tình chống chính phủ cánh trung của ông Donald Tusk, mà tỉ lệ tín nhiệm đang đi xuống trong lúc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Marek Lewandowski, phát ngôn viên nghiệp đoàn Liên đới, một trong ba nghiệp đoàn tổ chức cuộc biểu tình này tuyên bố :
« Việc ông Donald Tusk ra đi là phương cách duy nhất để thay đổi tại Ba Lan.
Chúng tôi muốn tuổi về hưu là 65 chứ không phải 67 như kế hoạch cải cách dự kiến của chính phủ, mong muốn có một chính sách xã hội tốt hơn và các đảm bảo cho người ăn lương ».
Hàng trăm chiếc xe ca chở người đi biểu tình từ mọi miền đất nước tràn ngập Vacsasa từ sáng sớm hôm nay.
Đông nhất là các thợ mỏ và công nhân luyện kim từ Silésie ở miền nam, và từ Gdansk thuộc miền bắc – thành trì của Liên đới, với công nhân các xưởng đóng tàu.
Các nghiệp đoàn ước tính số người đi biểu tình khoảng 100.000 người.
Cuộc biểu tình hôm nay là cao điểm của bốn ngày phản kháng được tổ chức ở Vacsava.
Cuộc xuống đường đầu tiên hôm thứ Tư tập hợp được từ 15 đến 23.000 người, theo ghi nhận của các nhà quan sát và ban tổ chức.
Các công đoàn tố cáo tình trạng việc làm bấp bênh, và phản đối một đạo luật mới cho phép linh hoạt hóa thời gian lao động, chỉ trích Thủ tướng Tusk nhậm chức từ năm 2007 đã làm ngơ trước các yêu sách của họ.
Ba Lan với 38 triệu dân là một nền kinh tế quan trọng của Trung Âu, đã liên tục tăng trưởng kể từ khi từ bỏ chế độ cộng sản cách đây hai mươi năm, nhưng quý I năm nay suýt bị suy thoái.
Đến quý II, tổng sản phẩm nội địa Ba Lan tăng được 0,4%.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng kinh tế của Ba Lan năm nay có thể đạt 1,2% và đến năm 2014 là 2,2%.
Thủ tướng Ba Lan đang là mục tiêu đả kích của các nghiệp đoàn. Đảng Cương lĩnh Công dân (PO) của ông chỉ chiếm được 21 đến 25% số phiếu bầu dự kiến theo các cuộc thăm dò, so với đảng đối thủ chính Quyền và Công lý (PiS) là 23 đến 34%. PO cũng vừa thất bại tại một số cuộc bầu cử bổ sung ở địa phương.
Tại Quốc hội, liên minh cầm quyền với các dân biểu tự do và đảng nông dân PSL hiện chỉ còn 232 đại biểu, tức chỉ hơn vừa đúng một phiếu để có được đa số tuyệt đối.
Tin mới
- Khu công nghiệp Kaesong mở cửa trở lại - 16/09/2013 03:26
- Colorado tiếp tục bị lụt, trực thăng di tản hàng ngàn người - 16/09/2013 03:16
- Ban hành chính sách để tham nhũng - 16/09/2013 03:08
- Xí nghiệp phá sản, nhà nước là thủ phạm - 16/09/2013 02:57
- Ngoại Trưởng Kerry cảnh cáo: Syria vẫn có thể bị tấn công - 16/09/2013 02:24
- Tổng thống Pháp trình bày chính sách Syria - 16/09/2013 01:57
- Cam Bốt : 20.000 người biểu tình phản đối kết quả bầu cử - 16/09/2013 01:48
- Nhật ngưng lò phản ứng hạt nhân cuối cùng - 16/09/2013 01:20
- Quốc ca Hàn Quốc lần đầu cất lên tại Bắc Triều Tiên - 16/09/2013 01:10
- Dân Trung Quốc háu ăn rùa hiếm, Đài Loan phải lập khu bảo tồn - 16/09/2013 00:56
Các tin khác
- Đạt Lai Lạt Ma : Trung Quốc đã thực tế hơn về Tây Tạng - 14/09/2013 23:43
- Tokyo khai mở thời đại phóng vệ tinh giá rẻ - 14/09/2013 19:41
- Nga Mỹ đạt thỏa thuận về vũ khí hóa học Syria - 14/09/2013 17:33
- Ngoại Trưởng Kerry bác đề nghị 30 ngày của Syria - 13/09/2013 20:55
- Nga sẽ đề nghị cung cấp tên lửa S-300 cho Iran - 13/09/2013 20:20
- Ai Cập kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm hai tháng - 13/09/2013 19:40
- Trưởng đặc khu Hồng Kông sẽ không được bầu một cách dân chủ - 13/09/2013 19:21
- Dự án thương mại tự do Thượng Hải đe dọa vị thế Hồng Kông - 13/09/2013 18:58
- Tranh chấp biển đảo: Bắc Kinh đòi Mỹ không nên ủng hộ các nước châu Á - 13/09/2013 18:49
- Aung San Suu Kyi : Chỉ có nhà nước pháp quyền mới ngăn được bạo động ở Miến Điện - 13/09/2013 16:32