Giới phóng viên Việt Nam phản ứng đề xuất sửa Luật báo chí của Bộ Công an
- Thứ Bảy, 04 tháng Năm năm 2013 22:35
- Tác Giả: Thanh Phương
Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một "ông biên tập".
Theo báo chí trong nước hôm qua, 03/05/2013, Bộ Công an Việt Nam vừa cho biết sẽ đề xuất việc sửa đổi Điều 7 Luật báo chí, theo hướng yêu cầu báo chí phải cung cấp nguồn tin cho thủ trưởng các cơ quan điều tra.
Đề xuất này đã gây xôn xao làng báo chí Việt Nam, vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra các vụ tham nhũng.
Điều 7 của Luật báo chí hiện hành quy định rằng báo chí chỉ tiết lộ tên người cung cấp thông tin « khi có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng ».
Nay Bộ Công an đề nghị bổ sung vào Điều 7 là báo chí cũng phải cung cấp nguồn thông tin cho « thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp ».
Trả lời phỏng vấn hôm qua về đề xuất nói trên của Bộ Công an, nhà báo Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, cho rằng nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi như thế thì sẽ có thêm hàng ngàn người được cấp thẩm quyền truy nguồn tin của báo chí và nó sẽ thành « một sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực xác minh đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc. »
Nhà báo Mai Phan Lợi nhắc lại đã có nhiều trường hợp người tố cáo bị trả thù và quy định hiện nay cho báo chí giấu nguồn tin chính là nhằm bảo vệ những người cung cấp thông tin.
Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Dũng Nhân, phó chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng đề xuất cơ quan báo chí phải cung cấp nguồn tin cho cơ quan điều tra là « hoàn toàn không nên ».
Theo ông Nhân, nếu luật quy định như vậy thì chẳng còn ai dám cung cấp tin cho báo chí nữa.
Một blogger ở Việt Nam, nguyên là một phóng viên, cho biết là thật ra cho tới nay, dù luật không quy định, nhưng công an Việt Nam đã vẫn thường xuyên yêu cầu nhà báo phải cung cấp nguồn thông tin.
Nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi theo đề xuất của Bộ Công an, việc điều tra và viết bài về tham nhũng sẽ lại càng khó khăn hơn.
Tin mới
- Miến Điện đẩy lùi chỉ tiêu bài trừ tệ nạn ma túy - 06/05/2013 22:23
- Thủ tướng Hun Sen muốn tại nhiệm đến năm 74 tuổi - 06/05/2013 21:07
- Phó thủ tướng Nhật: 1.500 năm chưa bao giờ có quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh - 06/05/2013 02:46
- Pháp: Phe tả cấp tiến và đối lập xuống đường chống chính phủ - 06/05/2013 02:16
- Đã chọn xong năm thẩm phán cho "vụ kiện đường lưỡi bò" Trung Quốc - 06/05/2013 02:07
- Hơn 600 người chết trong vụ sập xưởng may tại Bangladesh cuối tháng Tư - 06/05/2013 01:43
- Biển Đông : Trung Quốc nhắc lại lập trường đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp - 06/05/2013 01:34
- Thất vọng, hai vợ chồng cùng bỏ Đảng CSVN - 05/05/2013 00:08
- Mỹ: Sinh viên mới ra trường khó kiếm việc, lo lắng tương lai - 05/05/2013 00:00
- Ngoại trưởng Ấn Độ có thể sẽ hủy chuyến đi Trung Quốc - 04/05/2013 22:42
Các tin khác
- Thủ tướng Thái kiện một nhà vẽ tranh biếm họa - 04/05/2013 18:51
- Bộ Nội An ra lệnh kiểm soát kỹ chiếu khán du học sinh vào Mỹ - 04/05/2013 04:48
- Kỹ sư Trung Quốc ăn cắp tài liệu kỹ thuật của GM bị bỏ tù - 03/05/2013 20:47
- Liên Hiệp Quốc họp bàn về Syria, Hoa Kỳ không loại trừ việc vũ trang cho phe nổi dậy - 03/05/2013 19:31
- Chuyên gia Mỹ : Trung Quốc có ý hướng dùng sức mạnh để thúc ép Nhật Bản - 03/05/2013 18:54
- Lý do gây thù hận tôn giáo ở Miến Điện - 02/05/2013 22:52
- Châu Âu nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và chống nạn thất nghiệp nơi giới trẻ. - 02/05/2013 16:23
- Miến Điện truy tố một phụ nữ Hồi giáo gây ra làn sóng bạo động - 02/05/2013 16:16
- Cạnh tranh khốc liệt thị trường gạo - 02/05/2013 05:28
- Pháp - Đức bất hòa do chính sách khắc khổ - 01/05/2013 21:06