Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thái Lan điều tra vụ blogger Trương Duy Nhất mất tích

truong duy nhat proces


Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất từng bị tòa án Đà Nẵng kết án hai năm tù.
REUTERS/Van Son/VNA/Handout via Reuters

 

Chính quyền Thái Lan, ngày 07/02/2019 cho biết sẽ điều tra về vụ nhà báo Việt Nam Trương Duy Nhất, một nhà báo và blogger bất đồng chính kiến, bị tình nghi là đã mất tích ở Bangkok khi đến thủ đô Thái Lan nộp đơn xin tị nạn với Liên Hiệp Quốc.

Trả lời hãng tin Reuters, ông Surachate Hakparn, lãnh đạo cơ quan di trú Thái Lan, cho biết chính quyền Thái Lan không có tài liệu chính thức về việc ông Trương Duy Nhất nhập cảnh vào Thái Lan.

Tuy nhiên, cơ quan của ông đang tìm hiểu xem ông Nhất có nhập cư Thái Lan một cách trái phép hay không, và xem điều gì có thể đã xảy ra cho đương sự.
Vị quan chức Thái Lan còn xác nhận: “Tôi đã ra lệnh mở điều tra về vụ này”.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế trong tuần này có nêu khả năng ông Trương Duy Nhất đã bị bắt cóc tại Bangkok vào khoảng ngày 26/01 vừa qua, sau khi trốn khỏi Việt Nam vì sợ bị bắt.
 Ông Nhất dường như đã chạy qua Bangkok nộp đơn xin tị nạn tại văn phòng của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc HCR.

Sau lời báo động kể trên, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và nhà báo như Human Rights Watch hay Phóng Viên Không Biên Giới RSF đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi Thái Lan tiến hành điều tra về nghi án mất tích này.
Một đại diện của tổ chức Ân Xá Quốc Tế không ngần ngại đưa ra giả thuyết về sự can dự của chính quyền Việt Nam trong vụ mất tích.

Bà Minar Pimple, giám đốc cấp cao của Amnesty International phụ trách các hoạt động toàn cầu giải thích:
"Việt Nam đã có tiếng là từng bắt cóc những người lưu vong và tị nạn ở nước ngoài.
Chính quyền Thái Lan và Việt Nam phải khẩn trương đưa ra thông tin về vụ ông Trương Duy Nhất mất tích."

Hiện tại, giới chức chính quyền Việt Nam chưa có bình luận gì về vụ việc này do còn trong kỳ nghỉ Tết.
Còn văn phòng HCR tại Bangkok cho biết là không thể bình luận hoặc xác nhận các trường hợp riêng lẻ.

Hãng tin Anh Reuters nhắc lại rằng ông Trương Duy Nhất từng bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào năm 2013, sau đó bị kết án 2 năm tù với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.

Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, ông đã trốn sang Thái Lan sau khi được bắn tin là ông có nguy cơ bị bắt trở lại.

 

Theo ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của Human Rights Watch, thì ông Trương Duy Nhất đã đến Thái Lan với một lý do duy nhất là xin tị nạn, nhưng “một ai đó rõ ràng là không muốn ông làm điều đó”.



 
 
 
 
Switch mode views: