Trung Quốc mua doanh nghiệp Việt để mượn danh bán hàng sang Mỹ
- Thứ Bảy, 05 tháng Giêng năm 2019 04:10
- Tác Giả: Người Việt
Trung Quốc rất chuộng các doanh nghiệp sản xuất nông sản xuất cảng của Việt Nam. (Hình: Người Lao Động)
BÌNH PHƯỚC, Việt Nam (NV) – Nhiều người môi giới và doanh nghiệp có liên quan đến Trung Quốc đang ráo riết lùng mua các doanh nghiệp xuất cảng nông sản, thủy hải sản nhỏ và vừa của Việt Nam để lấy “vỏ bọc” đưa hàng vào thị trường Mỹ.
Một chuyên gia tài chính xin giấu tên cho biết, các nhà môi giới làm việc cho Trung Quốc đã đặt hàng ông “săn” các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang niêm yết trên sàn UpCom (trạm trung chuyển hay thử nghiệm cổ phiếu trước khi niêm yết) hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập cảng nông sản để tham gia góp vốn đầu tư, giành quyền chi phối.
Nói với báo Người Lao Động ngày 3 Tháng Giêng, 2019, ông Trần Văn Sơn, tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Hạt điều Gia Bảo (tỉnh Bình Phước), xác nhận nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang rải người đi tìm mua doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp thua lỗ hoặc thiếu vốn.
Ông Sơn kể, trong một chuyến xúc tiến xuất nhập cảng tại Hoa Kỳ, một nhóm 3 doanh nghiệp Trung Quốc gặp và đặt vấn đề góp vốn vào Công Ty Gia Bảo.
Một tháng sau, ba doanh nghiệp này sang Việt Nam thảo luận với ông Sơn về việc định giá và góp cổ phần nhưng ông đã từ chối.
“Họ vẽ ra bức tranh hợp tác bền vững phát triển ra thị trường quốc tế, đồng thời bơm một khoảng vốn hơn 50% giá trị mình định ra để doanh nghiệp thích thú và hợp tác.
Điều kiện là phải nhường cho họ quyền trực tiếp điều hành,” ông Sơn cho biết
Tuy không thuyết phục được Công Ty Gia Bảo, nhưng bằng cách này nhóm doanh nghiệp trên đã mua được vài công ty ở tỉnh Bình Phước.
“Nhà đầu tư Trung Quốc trực tiếp điều hành hoạt động xuất nhập cảng của công ty, cho người tìm hiểu nghề rang xay của Việt Nam.
Được 3-4 tháng sau, khi đã nắm rõ quy trình, họ đàm phán mua lại hết cổ phần hoặc đưa ra viễn cảnh khó khăn, làm cho doanh nghiệp thua lỗ và yêu cầu bỏ vốn đầu tư thêm theo tỉ lệ 50-50.
Nếu mình không đủ tiền, họ sẽ ép thoái hết vốn hoặc làm cho công ty thua lỗ kéo dài… mục đích cuối cùng là thâu tóm toàn bộ doanh nghiệp,” ông Sơn cảnh báo.
Tương tự, giám đốc một công ty chuyên xuất cảng gạo nhỏ ở Vĩnh Long thường đưa gạo sang Trung Quốc cũng cho biết đã từ chối nhiều lời đề nghị mua lại công ty từ các nhóm đầu tư Trung Quốc.
Báo Người Lao Động dẫn thống kê mới nhất của Cục Đầu Tư Nước Ngoài – Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư cho thấy, trong năm 2018, các nhà đầu tư Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đã bỏ khoảng $3.4 tỷ mua bán lại cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trong đó, tổng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam là $2.46 tỷ, với 1,029 lượt dự án góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư đến từ quốc gia này.
Tính trung bình nhà đầu tư Trung Quốc bỏ ra hơn $770,000 để góp vốn vào doanh nghiệp Việt, tăng gấp đôi về lượng vốn so với con số $487 triệu cho hơn 800 dự án trong năm 2017.
Tiến Sĩ Trần Quang Thắng, viện trưởng Viện Kinh Tế Và Quản Lý Sài Gòn, phân tích việc xé nhỏ các đồng vốn và chia đều vào các dự án, doanh nghiệp Việt Nam cho thấy các nhà đầu tư Trung Quốc đang nhắm đến Việt Nam để thâu tóm, tìm hiểu thị trường và sẵn sàng chuyển vốn sang Việt Nam khi cần.
Theo ông Thắng, doanh nghiệp Trung Quốc thích hợp tác, mua lại doanh nghiệp Việt Nam là do cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh xuất cảng của Trung Quốc sang Mỹ.
Chính vì vậy, doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách “đa dạng hóa ra bên ngoài” bằng cách chọn nước thứ 3 là Việt Nam, nơi có nhiều nông sản xuất cảng sang Trung Quốc.
Chưa kể, Việt Nam đang có nhiều lợi thế vì đã tham gia nhiều hiệp định thương mại, mới đây nhất là hiệp định “Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP) nên các doanh nghiệp Trung Quốc có pháp nhân tại Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động xuất cảng.
Ông Thắng khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt Nam “đừng kỳ vọng” mà cần có giải pháp chống thâu tóm hoặc tìm cách phát triển bền vững hơn để không bị lấn sân, mất cơ hội trong hoạt động xuất cảng nông sản ngay tại sân nhà. (Tr.N)
Tin mới
- Tình trạng "shutdown" bắt đầu đè nặng lên các sinh hoạt tại Mỹ - 07/01/2019 01:00
- Thủ tướng Nhật: Hòa ước với Nga có lợi cho an ninh châu Á-Thái Bình Dương - 07/01/2019 00:52
- Bóng đá châu Á: Trình độ đã tiến bộ tuy còn chênh lệch nhiều - 07/01/2019 00:41
- Matxcơva đòi Mỹ giải thích vụ FBI bắt giữ một công dân Nga - 07/01/2019 00:31
- Quốc Hội Venezuela phủ nhận tính chính đáng của TT Maduro - 06/01/2019 23:10
- Mỹ: TT Trump sẵn sàng để tình trạng shutdown kéo dài "cả tháng" - 06/01/2019 01:07
- Mỹ rút quân khỏi Syria: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược - 06/01/2019 00:46
- Trung Quốc bơm 210 tỷ đô la kích thích kinh tế - 05/01/2019 18:50
- Căng thẳng Bắc Kinh-Ottawa: Sáu nghị sĩ Canada đến Trung Quốc - 05/01/2019 18:40
- Đức: Dữ liệu cá nhân của hàng trăm chính khách bị đánh cắp và tiết lộ - 05/01/2019 15:49
Các tin khác
- Nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên đào thoát nắm nhiều thông tin nhạy cảm? - 04/01/2019 21:34
- Hàn Quốc điều tra âm mưu tin tặc nghi từ Bắc Triều Tiên - 04/01/2019 20:23
- Hơn 80% dân Đài Loan bác bỏ "Đồng thuận 1992" với Trung Quốc - 04/01/2019 20:14
- Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ngay tại Pháp - 04/01/2019 19:39
- Shutdown : Hạ Viện Mỹ thông qua ngân sách tạm thời - 04/01/2019 18:59
- Pháp tăng học phí đối với du học sinh ngoài Liên Âu - 04/01/2019 18:50
- Trung Quốc đưa phi thuyền lên phần tối của Mặt Trăng - 04/01/2019 03:07
- Trung Quốc phản đối Mỹ ra luật mới hậu thuẫn Đài Loan - 03/01/2019 23:51
- Quốc Hội Mỹ khóa mới bắt đầu làm việc - 03/01/2019 23:39
- Brazil : Thị trường chứng khoán ủng hộ nội các bảo thủ - 03/01/2019 20:24