Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Châu Phi đòi châu Âu trả những báu vật bị đánh cắp thời thuộc địa

covat phichau

Cổ vật cửa xứ bénin thế kỷ thứ XVe hay XVIe trưng bày tại Bảo tàng Quai Branly- Paris.
OLIVIER LABAN-MATTEI / AFP

Ba vật tổ (totem) nửa hình người, nửa hình động vật của vương quốc Dahomey được trưng bày chính giữa bảo tàng Branly ở Paris.

 Ngai vàng, cửa gỗ chạm khắc, vương trượng… có khoảng « 4.500 đến 6.000 đồ vật quý giá đang được bảo quản tại Pháp ».

Với chính quyền Benin, những kho báu này bị đánh cắp trong giai đoạn thuộc địa và yêu cầu Pháp hoàn trả.
Không chỉ riêng Pháp, từ bảo tàng Anh ở Luân Đôn đến bảo tàng Tervuren ở Bruxelles, rất nhiều bộ sưu tập của châu Âu chứa đầy tác phẩm nghệ thuật « thuộc địa » được thu thập trong điều kiện không rõ ràng.

Vào thời kỳ đó, quân nhân, các nhà nhân chủng học, dân tộc học hay các nhà truyền giáo đi dọc ngang các nước bị chiếm đóng và mang về nước đồ vật kỷ niệm thường là qua trao đổi, mua bán, nhưng đôi khi cũng do cướp bóc.
Thậm chí, cựu bộ trưởng Văn Hóa Pháp André Malraux, từng bị kết án tại Cam Bốt trong những năm 1920 vì tìm cách lấy các phù điêu chạm nổi ở một ngôi đền Khmer.

Châu Phi chảy máu đồ cổ

« Châu Phi bị chảy máu đồ cổ trong giai đoạn thuộc địa, thậm chí là sau đó vì nạn buôn bán lậu », theo giải thích của ông El Hadji Malick Ndiaye, quản thủ bảo tàng nghệ thuật châu Phi ở Dakar.

Thực vậy, hơn 90% đồ vật cổ quan trọng của châu Phi vùng Nam Sahara nằm ngoài châu lục.
 Từ hơn 40 năm nay, Unesco ủng hộ cuộc chiến của các nước châu Phi cũng như nhiều nước khác đòi lại tài sản văn hóa bị « biến mất » trong thời kỳ thuộc địa.

Nigeria vô vọng chờ Anh hoàn lại nhiều bức tượng bằng đồng, bị quân đội Anh đánh cắp vào cuối thế kỷ XIX tại điện Benin City và hiện đuợc trưng bày tại Luân Đôn hoặc Berlin.
Bảo tàng Bristish Museum chỉ đề xuất cho Nigeria hoặc Ethiopia mượn các tác phẩm bị đánh cắp trong cuộc viễn chinh năm 1868 nhưng từ chối hoàn lại.

Nhiều bảo tàng tại Đức đang phân tích nguồn gốc của vài nghìn tác phẩm thu thập từ thời thuộc địa khi Đức xuất hiện ở Cameroun, Togo hay Tanzania.
Lời yêu cầu Pháp hoàn lại những tác phẩm bị đánh cắp của Benin cũng bị Paris lạnh lùng bác bỏ vào cuối năm 2016.
Nhiều nước châu Phi khác cũng gặp phải tình trạng này, trừ một vài trường hợp hiếm hoi như bảo tàng dân tộc học Berlin đã trả lại cho Zimbabwe một tượng chim quý giá.

Một số nhà lãnh đạo châu Phi hy vọng vào lời phát biểu trang trọng « hoàn lại di sản châu Phi cho châu Phi » được tổng thống Pháp trịnh trọng phát biểu vào cuối tháng 11/2017 tại Ouagadougou (Burkina Faso).

Theo đánh giá của nhà sử học Pascal Blanchard, tổng thống « Macron cam kết với các nước châu Phi sẽ thay đổi chính sách được các viện bảo tàng Pháp theo đuổi từ 50 năm nay : đó là tìm mọi cơ sở pháp lý để tránh hoàn trả ».
Nói một cách khác, tổng thống Pháp « làm các nhà phụ trách bảo tàng châu Âu lo sợ ».

Tuy nhiên, theo hai chuyên gia được tổng thống Macron giao nhiệm vụ thực hiện lời hứa, rất nhiều khó khăn về kỹ thuật và pháp lý vẫn tồn đọng, như điều kiện bảo quản và đảm bảo an ninh trong các bảo tàng châu Phi không thích hợp, nhân viên kỹ thuật cần được đào tạo thêm…

Chính vì vậy, « sẽ có nhiều chương trình hợp tác để đảm bảo rằng các viện bảo tàng châu Phi sẵn sàng tiếp nhận những tác phẩm được hoàn trả », theo thông báo của ông Lazarre Eloundou, trợ lý giám đốc lĩnh vực Di sản của Unesco.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một hội thảo về chủ đề này vào ngày 01/06/2018.


Switch mode views: