Miến Điện : chính phủ thông báo gia đình Rohingya đầu tiên hồi hương
- Chúa Nhật, 15 tháng Tư năm 2018 23:08
- Tác Giả: Minh Anh
Người tị nạn Rohingyas đợi quân đội Bangladesh cho phép đến các trại tị nạn sau khi vượt biên giới. Ảnh chụp ngày 25/10/2017
REUTERS/Hannah McKay
Qua mạng xã hội Facebook, ngày hôm qua, 14/04/2018, chính phủ Miến Điện thông báo, gia đình người Hồi Giáo Rohingya đầu tiên đã hồi hương.
Để tránh bạo lực của quân đội Miến Điện, từ tháng 08/2017, khoảng 700 ngàn người Rohingya đã phải chạy sang Bangladesh tị nạn.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Liên Hiệp Quốc cho rằng chưa có đầy đủ các điều kiện để bảo đảm việc hồi hương tự nguyện và bền vững.
Từ Rangoon, thông tín viên Eliza Hunt gửi về bài tường trình :
« Theo chính phủ Miến Điện, năm thành viên trong một gia đình người Rohingya đã được đón tiếp và tạm trú tại nhà những người thân ở bang Arakan.
Chính quyền còn cho biết là sẽ tìm hiểu xem những khó khăn mà người Rohingya gặp phải để cải thiện tiến trình hồi hương. Thế nhưng, chính phủ không cho biết là có thêm những gia đình hồi hương trong thời gian tới hay không.
Tiến trình hồi hương không được khởi động từ nhiều tháng qua. Phía Miến Điện nói rằng sẵn sàng đón tiếp người tị nạn.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề xã hội của Miến Điện đã đến các trại tị ở Bangladesh để gặp người Rohingya và ông đã hứa cho xây dựng các khu làng mới, bệnh viện và trường học.
Đây là một trong những vấn đề được đặt ra liên quan đến điều kiện hồi hương của người Rohingya.
Cộng đồng thiểu số Hồi Giáo này lo ngại sẽ phải ở lâu dài trong các trại tạm thời ở Miến Điện, bởi vì nhà cửa làng mạc của họ bị phá trụi từ hồi tháng Tám năm ngoái.
Một ẩn số khác, đó là việc cấp quốc tịch cho cộng đồng vô tổ quốc này và cũng chính vì lý do này mà họ bị hạn chế đi lại tại bang Arakan.
Liên Hiệp Quốc cho rằng chưa hội tụ đầy đủ điều kiện bảo đảm an ninh cho việc hồi hương người Rohingya.
Ngày 13/04, Liên Hiệp Quốc đã ký với Bangladesh một thỏa thuận hợp tác về việc hồi hương nhưng lại chưa ký với Miến Điện ».
Tin mới
- Tham gia oanh kích Syria, Pháp tìm cách trở lại bàn cờ Trung Đông - 17/04/2018 01:36
- Syria: OIAC bắt đầu điều tra về việc dùng vũ khí hóa học - 17/04/2018 01:00
- Hậu trường chiến dịch không kích ‘‘các cơ sở hoá học’’ Syria - 17/04/2018 00:32
- Bắc Triều Tiên : Dân chúng cần lương thực khẩn cấp - 16/04/2018 17:32
- Chiến tranh thương mại : Bắc Kinh và Tokyo tìm cách đối phó với Trump - 16/04/2018 17:13
- Người Rohingya hồi hương: Bangladesh bác bỏ thông tin của Miến Điện - 16/04/2018 16:39
- Pháp: Tổng thống Macron dứt khoát cải tổ SNCF và đại học - 16/04/2018 16:10
- Phương Tây tấn công Syria: Liban lo ngại hậu quả lâu dài trong khu vực - 16/04/2018 02:01
- Vụ Skripal : Nga chất vấn OIAC - 16/04/2018 00:51
- Hungary : Hàng trăm nghìn người biểu tình phản đối Orban - 16/04/2018 00:45
Các tin khác
- Cuba: Chủ tịch Raul Castro và những cải cách chưa trọn vẹn - 15/04/2018 22:52
- TT Trump: 'Không kích hoàn hảo, sứ mệnh hoàn tất' - 15/04/2018 00:37
- Nga « cực lực lên án » cuộc tấn công Syria của Mỹ - Pháp - Anh - 15/04/2018 00:20
- Pháp : Tấn công để ngăn chặn Syria tái sử dụng vũ khí hóa học. - 15/04/2018 00:01
- Biển Đông : Philippines và Trung Quốc đồng ý "khai thác chung" - 14/04/2018 18:06
- Chiến hạm Nhật, Úc, Mỹ liên tiếp thăm Philippines - 14/04/2018 15:00
- Vụ Skripal : Hai cha con cựu điệp viên bị Nga theo dõi từ 5 năm nay - 14/04/2018 14:53
- Mỹ : Luật sư riêng của tổng thống Donald Trump rơi vào tầm ngắm tư pháp - 14/04/2018 14:44
- Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc không loại trừ khả năng chiến tranh Mỹ-Nga - 13/04/2018 18:58
- Syria: Nga đối mặt với trục Mỹ-Anh-Pháp sau vụ Đông Ghouta - 13/04/2018 18:51